Theo lịch sử, văn học và kinh sách Phật Giáo ghi chép, Phật Quan âm bồ tát được xem như vị Bồ Tát mạnh nhất sau Phật Tổ. Ngài là biểu tượng cho tinh thần Phật Giáo Đại thừa, luôn phổ độ cho chúng sinh, thường giúp đỡ và giác ngộ những ai đang lầm đường lạc lối.
Ngày nay, bên trong các ngôi chùa, ta thường thấy tượng đức Phật Tổ được bài trí ở giữa, 2 bên là tượng Quan Thế âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Đồng thời, so với những vị Phật và Bồ Tát khác thì tượng Phật Tổ và Quan âm còn được bày trí bên ngoài khuôn viên nhà chùa rất nhiều.
Nguồn gốc của danh xưng Quan âm bồ tát
Theo 1 truyền thuyết Phật Giáo, những ai khi đã tu thành chánh quả sẽ đạt được tới cảnh giới ngũ giác đồng quy, tức 5 giác quan hòa làm một, giúp họ có thể dùng tai để “thấy”, mắt để “nghe” và lưỡi để “ngửi”. Khi đó, họ sẽ được trao cho danh xưng là Quan âm, Quan Thế m hay Quán Thế âm.
Chính vì thế, Quan âm Bồ Tát mang hình ảnh của 1 vị Đại sĩ luôn có thể “nhìn”, “cảm” và “nghe” được những tiếng ai oán, khổ đau thầm kín nhất của chúng sinh, từ đó giúp họ tai qua nạn khỏi, vượt ngàn thử thách bằng sự thần thông, quảng đại của mình.
Hình tượng Phật Quan âm bồ tát
Như đã nói ở trên, Phật Quan âm là biểu tượng của pháp lực từ bi, giác ngộ - được cho là sức mạnh tinh thần cao nhất đối với Phật Giáo. Bên cạnh đó, Phật Giáo cũng không phân biệt nam nữ, vì để giúp cho người khổ nạn được cứu trợ cảm thấy gần gũi, tin tưởng hơn, tạo hình Quan âm sẽ thay đổi linh hoạt, có khi là nam hoặc cũng có khi là nữ.
Ngoài ra, vì đối tượng được Quan âm phổ độ thường là những phụ nữ, trẻ nhỏ yếu đuối nên các Phật Tử thường so sánh ngài như người mẹ hiền từ và khắc họa bằng hình ảnh 1 người phụ nữ có gương mặt hòa ái. Các tạo hình hay thấy của Quan âm là:
Quan âm bồ tát Tống Tử: Hình ảnh Quan Thế âm đang bế 1 em bé trên tay, mang ý nghĩa cầu con cũng như có thể sinh con được như mong ước.
Phật Bà bồ tát Nghìn Mắt Nghìn Tay: Biểu tượng cho sự nhìn thấu lẽ đời, từ đó phổ độ, phù trợ cho chúng sinh trên khắp thế giới.
Các tạo hình thường thấy khác: Quan âm cứu nạn trên biển, Quan âm cưỡi mây, Quan âm cưỡi rồng,…
Quan Thế âm bồ tát ngồi trên đài sen, tay trái cầm cành liễu, tay phải cầm bình nước Cam Lồ: Dùng sự tinh khiết của tự nhiên, đất trời mà giác ngộ cho chúng sinh.
2 Ý nghĩa tượng Phật Quan âm bồ tát trong phong thủy
Thanh tịnh tâm hồn
Dù đứng hay ngồi thì hình tượng Phật Tổ Như Lai và Phật Quan m đều có thể khởi được niệm lành, gạt bỏ những si mê, xấu ác trong lòng mỗi người, giúp cho tâm bản của chúng sinh khi chiêm ngưỡng dung nhan đức Phật bồ tát sẽ tìm thấy sự an lạc, hạnh phúc, đồng thời còn giúp ta nuôi lớn được tâm tính từ bi, vị tha và lương thiện.
Mang lại sức khỏe, may mắn
Bởi mang gương mặt nhân hậu, hiền từ, giúp đem đến nguồn năng lượng lạc quan, tích cực đến cho gia chủ nên tượng Phật Quan âm Bồ Tát có thể sẽ khiến cho công việc của các thành viên trong gia đình trở nên suôn sẻ cũng như sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể xác sẽ được cải thiện tốt hơn.
Kích hoạt năng lượng tích cực cho không gian
Không chỉ mang các ý nghĩ tinh thần như trên, việc thờ Phật Quan âm còn được xem như một nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tâm linh của người dân tộc Việt. Đặc biệt, các bức tượng Phật bồ tát được điêu khắc tinh xảo còn tạo nên cho ngôi nhà của bạn một không gian xinh đẹp, an yên và thanh bình.
3 Cách bài trí tượng Phật Quan âm bồ tát
Đối với phong thủy, vị trí đặt tượng Phật Quan âm đặc biệt quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến sự may mắn, bình an và vận khí tài lộc của gia chủ. Chính vì thế, ngoài việc phải chọn nơi mua tượng Phật Bà Quan âm uy tín để có thể về thẳng nhà sau khi mua, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
Trước khi thỉnh Phật Bà về, bạn nên chuẩn bị nơi đặt tượng kỹ càng, cần bài trí lư hương, chén nước, hoa quả cúng và bình hoa sao cho thật trang nghiêm.
Nên đặt tượng ở những nơi trang trọng như phòng thờ riêng hay các vị trí trên cao, ở giữa nhà và hướng ra cửa chính để tỏ lòng thành kính đối với tấm lòng từ bi của Phật Quan m.
Không nên đặt tượng Quan Thế âm bồ tát cùng các tượng Đức Phật khác để tránh làm giảm nghĩa phong thủy của tượng Phật.
Tuyệt đối không đặt tượng Phật Quan âm cùng những tượng thần khác, vì Quan Thế âm Bồ Tát vốn là 1 vị Phật ăn chay nên việc cúng đồ mặn chung với nhiều tượng thần sẽ không tạo được sự trang trọng.
Đồng thời, tối kỵ các hướng đặt tượng Quan âm quay vào những nơi riêng tư như phòng vệ sinh, bàn ăn hay phòng ngủ vì sẽ không được trang nghiêm, ảnh hưởng xấu đến vận khí của gia đình.