Tư tưởng Phật giáo Ấn độ là công trình biên khảo công phu của Edward Conze, được xuất bản năm 1962. Trong gần 500 trang sách ông đã dựng lại toàn bộ dòng phát triển tư tưởng Phật giáo của hầu hết các tông phái ở Ấn độ, trải qua ba giai kỳ phát triển triết học, từ Phật giáo sơ kỳ đến Phật giáo thời phân chia bộ phái, và cuối cùng là Phật giáo phát triển của Đại thừa. Một tập đại thành vô số tài liệu quý liên quan đến hầu hết các bộ phái Phật giáo chủ yếu, được sưu tập và phân tích theo tiêu chuẩn học thuật hàn lâm, được nhận định và trình bày với tinh thần trách nhiệm và thẩm quyền đương nhiên của chính tác giả. Edward Conze là một tên tuổi không xa lạ với độc giả học Phật Việt Nam. Ông là một học giả nổi tiếng trong giới nghiên cứu Phật học Tây phương, Phó chủ tịch Hội Phật giáo Anh quốc, và hơn hết, là một nàh thực chứng tu trì thiền định không khoát áo tu sĩ.
Mục lục
Phần I: Phật giáo sơ kỳ Chương 1: Các ngầm định Chương 2: Vấn đề "Phật giáo nguyên thủy" Chương 3: Ba pháp ấn và các đảo kiến Chương 4: Năm thiện căm Chương 5: Những giai vị cuối cùng của giải thoát Chương 6: Vun bồi Đại bi tâm Chương 7: Pháp và Vạn pháp Chương 8: Uẩn, Xứ và Giới Phần II: Thượng tọa bộ Chương 1: Sự phân hóa bộ phái Chương 2: Tranh luận giáo nghĩa Chương 3: Vô vi và tiến trình giải thoát Chương 4: Một số vấn đề Abhidharma Phần III: Giáo nghĩa Đại thừa Chương 1: Giáo nghĩa căn bản của \Đại thừa Chương 2: Trung quán Chương 3: Du già hành tông Chương 4: Nhân minh luận Chương 5: Mật tông Bảng viết tắt Phụ lục từ vựng Pali/ Phạn - Việt - Hán - Anh Sách dẫn