Sách: Không Nỗ Lực Đừng Tham Vọng
Mã sản phẩm: 8936067603156
Tác giả :Lý Thượng Long
Dịch giả :Ngọc Anh
NXB: NXB Thanh Niên
Kích thước : 14.5x20.5cm
Năm xuất bản : 2020
Số trang : 356
Khối lượng : 400 grams
Bìa : Mềm
Không Nỗ Lực Đừng Tham Vọng
Có khát vọng, con người sống lành mạnh và biết nỗ lực hơn. Tham vọng cũng là mong muốn nhưng lại ở khía cạnh tham lam hơn, vượt quá khả năng, có phần phi thực tế và mang chiều hướng tiêu cực.
Nắm rõ khả năng của mình
Một người quá tham vọng có thể sẽ suy nghĩ quá nhiều, luôn nghĩ mọi cách để đạt được tham vọng đó, dẫn đến mệt mỏi, hao tốn thời gian, thêm lo lắng và áp lực cho bản thân.
Những bạn trẻ chưa đạt được thành công, thành tích hay công lao gì thường ôm tham vọng lớn. Nhưng, bạn nên biết giới hạn, nắm rõ khả năng của mình để không phải rượt đuổi theo những giá trị hư ảo ngoài tầm với. Đừng lấy câu nói “Không có gì là không thể” để ngụy biện, dễ dẫn tới tự phụ, tự tin thái quá.
Hãy nỗ lực trước khi tham vọng
Cuốn sách Không nỗ lực đừng tham vọng của tác giả
Chương 1: Nỗ lực phải tương xứng với tham vọng
Chương 2: Người luôn tiến bộ sẽ không bị già đi
Chương 3: Luôn đem đến cuộc sống bất ngờ đầy màu sắc
Chương 4: Rồi sẽ đến một thời khác, chúng ta đột nhiên thấy mình đã trưởng thành
Thông qua cuốn sách ta nhận thấy, tham vọng đúng hoàn cảnh, tham vọng tương đương với nỗ lực ta bỏ ra có thể là động lực cố gắng, là một liều doping hữu hiệu. Nhưng nếu quá tham vọng, quá ham muốn những gì vượt xa tầm với, muốn sớm sở hữu được nó trong khi mình chưa đủ khả năng sẽ chỉ mang lại tác dụng ngược mà thôi.
Không có gì là hoàn hảo tuyệt đối
“Trái tim thật nhỏ, nhưng lại khao khát những điều to lớn. Nó chẳng đủ để làm bữa tối của một chú diều hâu, thế nhưng toàn bộ thế giới đều không đủ đối với nó” – Francis Quarles.
Những người cầu toàn sẽ hoàn thành đầy đủ những mục tiêu đề ra một cách hoàn mỹ nhất, điều đó cũng có lợi trong hoàn cảnh nhất định nhưng nhìn chung toàn diện thì hại nhiều hơn lợi. Quá cầu toàn sẽ khiến ta không thể thích ứng, khó chấp nhận hiện thực, hoàn cảnh rồi khiến ta mệt mỏi và “đuối nước” giữa dòng chảy của thời gian và cuộc đời, dần cũng sẽ chán nản, thụt lùi và bỏ cuộc như quá tham vọng, để rồi thua cả một người tầm thường. Chẳng những thế, quá cầu toàn còn gây khó chịu cho mọi người xung quanh, khiến các mối quan hệ dần mờ nhạt.
Nói như vậy không phải cổ vũ những người không hề có ý chí cầu tiến, không hề có ham muốn gì để thành động lực phấn đấu hay cho phép mình sơ suất, cẩu thả vì nghĩ không cần hoàn mỹ, mà chúng ta phải biết chừng mực và giới hạn. Hai đặc tính trên xuất phát từ nhận thức nên có thể từ từ điều chỉnh được. Đừng để sau thật nhiều thất bại mới khiến bạn thay đổi. Hãy nhớ: “Đừng bao giờ chờ đợi một thứ gì đó thật hoàn hảo, vì rằng, không có ai hoàn hảo cả và vì rằng chỉ khi bạn yêu chúng, chúng mới trở nên hoàn hảo mà thôi!”
Kể cả khi đã cảm thấy bản thân đã cố gắng hết mức rồi nhưng không đạt được cố gắng như mong muốn thì đừng buồn. Điều thực sự đáng buồn là khi bạn không thực sự cố gắng để biết được kết quả là thành công hay thất bại mà thôi. Dù cố gắng hết mức mà vẫn thất bại thì vẫn thu nạp về trải nghiệm, bài học và hoài niệm sau này.
“Ai chờ đợi để làm nhiều điều tốt đẹp cùng một lúc sẽ chẳng bao giờ làm gì cả” – Samuel Johnson
#Sách_kỹ_năng
#Sách_kỹ_năng_hay