Tác Giả: Ni Sư AYYA KHEMA Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh Dịch từ bản tiếng Anh: When the Iron Eagle Flies - Buddhism For the West Wisdom Publications 1991, 2000 ---o0o---
Mục Lục
Dẫn Nhập Lời Bạt - Đức Đạt Lai Lạt Ma Cảm Niệm Lời Người Dịch Về Tác Giả Lời Giới Thiệu Chương 1 - Lý Do Và Phương Pháp Tu Thiền Chương 2 - Bản Chất Tâm Chương 3 - Quán Từ Bi Chương 4 - Nhân Quả Duyên Sanh Chương 5 - Duyên khởi Siêu Việt Chương 6 - Tự Tin & Tín Tâm Chương 7 - Quán Cảm Thọ: Một Phương pháp Thiền Chương 8 - Hỷ Chương 9 - Thiền Định Chương 10 - Một Phương Pháp Thiền Chương 11 - Những Bước Kế Tiếp Chương 12 - Các Tầng Thiền Định Vô Sắc Chương 13 - Nhận Được Bản Tâm Chân Thật Của Mọi Vật Chương 14 - Tỉnh Ngộ Chương 15 - Buông Xả Và Giải thoát Chương 16 - Ngày Qua Ngày ---o0o---
Dẫn Nhập Tựa quyển sách nầy được lấy ra từ một lời tiên tri của Padmasambhava, một nhà thông thái Aán Độ, ở thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, người đã du hành đến Tây Tạng để thiết lập nền tảng Phật giáo. Nguyên câu tiên tri như sau: “Chừng nào chim sắt bay, ngựa chạy trên bánh xe, người Tây Tạng phải lang thang khắp cùng trái đất, lúc đó Phật pháp sẽ được truyền đến đất nước của người da đỏ.” (‘Đất của người da đỏ’, được xem là Tây phương, vì đối với người Á châu, da người Tây phương đỏ hồng). Mã lực của các xe hơi, “con chim sắt” máy bay là một phần của đời sống chúng ta hôm nay, và người dân Tây Tạng đúng là đã tản mác khắp nơi trên thế giới. Các vị thầy Phật giáo và những lời dạy của Đức Phật (Pháp) đã truyền lan từ những ngọn núi hùng vĩ của Tây Tạng, từ những tu viện trong rừng ở Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan, để hội nhập, hoà hợp, thăng hoa ở phương Tây. Từ đó, mang đến cho các tôn giáo Tây phương, một nguồn sinh lực, sức sống mới. ---o0o---
Lời Bạt - Đức Đạt Lai Lạt Ma Sau khi đạt được đạo giải thoát giác ngộ, Đức Phật đã có nhiều năm truyền bá Phật pháp ở miền bắc Aán độ. Đức Phật đã khuyên các hàng đệ tử không nên chỉ nghe, hành theo lời dạy của Ngài dựa vào lòng tin, mà phải suy tư về những lời dạy đó. Rồi khi thấy chúng hợp lý, đúng thì phải đem những lời dạy đó ra thực hành. Vì thế, những lời dạy của Đức Phật được truyền tụng vì chúng khiến người nghe thức tỉnh, đem lại lợi ích trong cuộc sống của họ, do đó, họ lại truyền tụng cho người khác. Qua thời gian Phật giáo được lan truyền khắp Á châu. Tuy nhiên những lời dạy quan trọng của Đức Phật không chỉ hạn chế ở một không gian địa lý nào, vì những lời dạy đó có thể áp dụng cho tất cả nhân loại. Những năm gần đây người Tây phương có nhiều cơ hội tiếp xúc với những truyền thống sống động của Phật giáo. Họ trở nên quan tâm về Phật giáo; có người còn trở thành Phật tử. Một trong những người đó là Ni Sư Ayya Khema. Ở đây Ni Sư trình bày lại những bài giảng trong một khóa tu thiền do Ni Sư hướng dẫn ở Canada, dựa vào những kinh nghiệm tu chứng của chính bản thân. Những nỗ lực nầy thật đáng tán thán, tôi mong rằng qua những lời giảng dạy nầy, tất cả chúng sanh sẽ được tâm bình an. Tenzin Gyatso Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14