Đậu cúc có hàm lượng đạm cao hơn các loại ngũ cốc khác, chứa nhiều sinh tố nhóm B, giàu sắt và nhiềuchất xơ, ít chất béo và calorie. Chất đạm trong đậu có chất lượng tương đương đạm trong động vật.
- Đậu cúc có vị thơm bùi, thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn, từ mặn đến ngọt. Bạn có thể kết hợp đậu cúc với các nguyên liệu khác trong món xào, salad, hầm, súp, cháo hoặc nghiền thành bột làm bánh…
CÔNG DỤNG
- Ăn đậu thường xuyên cũng làm chậm tiến trình hấp thụ thực phẩm trong ruột, giúp những người mắc bệnh tiểu đường tránh được sự tăng gia đột xuất của đường trong máu. Quá trình gia tăng này là nguyên nhân khiến cơ thể phải phản ứng bằng cách tiết ra insulin nhiều hơn. Vì vậy, đậu cần thiết cho người bị bệnh tiểu đường.
- Đậu cúc có chứa một chất acid gọi là phytic acid, đây là chất chống oxy hóa rất mạnh. Chất phytic acid đặc biệt hữu hiệu trong việc ngăn cản các gốc tự do hydroxyl (free radicals hydroxyl) (OH) oxy hóa các tế bào có chứa mỡ. Nhờ khả năng ngăn chặn tác hại của các gốc tự do, chất phytic acid của đậu có thể hỗ trợ chặn đứng tiến trình ung thư hóa của các tế bào.
- Đậu cúc giàu chất xơ, ít calo, giàu vitamin và khoáng chất như Ca, K, B6, magiê, acid folic… nên có tác dụng hỗ trợ giảm cân và giúp da trắng sáng, mịn màng.
HƯỚNG DẤN SỬ DỤNG
- Rửa sạch đậu và ngâm đậu trong nước sạch khoảng 8 giờ (hay qua đêm) trước khi chế biến. Dùng làm salads, nấu xôi, nấu chè, xào thập cẩm, sữa đậu, nghiền nhuyễn + dầu oliu dùng với bánh mì, bột dinh dưỡng,làm bánh, dùng nấu với cơm, súp đậu, làm nước sốt...
- Giữ ẩm đậu nguyên hạt tươi sống thêm 12-18h sau khi ngâm, hạt đậu sẽ nẩy mầm càng thêm dưỡng chất, dùng làm giá, rau mầm, sinh tố...
- Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh năng trực tiếp