Tác giả: Nhiều Tác Giả
Khổ sách: 13x21cm
Số trang: 744tr
Năm xuất bản: 2022
NXB Tổng Hợp TPHCM
Văn Học Dân Gian Bến Tre (Bộ 2 Tập)
1. Văn Học Dân Gian Bến Tre - Tập 1
Sự đặc sắc, đa dạng và dồi dào về số lượng của câu đố Bến Tre khiến chúng ta có thể bước đầu đưa ra nhận định rằng đây là một sinh hoạt giải trí sôi nổi, lành mạnh, có tính gắn kết cộng đồng của người dân Bến Tre:
"Cánh gì, cánh chẳng biết bay| Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi Đổi ngàn vạn giọt mồ hôi Bát cơm trắng dẻo, đĩa xôi thơm bùi?" (Cánh gì?)
"Thúy Kiểu đạo cảnh vườn đào Gặp chàng Kim Trọng chạy nhào trở vô" (Cây gì?)
"Cây ngoài sông có bông không trái Cây trong giống có trái không bông?" (Cây gì?)
Người dân Bến Tre tất thảy đều tự hào khi nhắc đến truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông và vẻ vang nhất là phong trào Đồng Khởi và đội quân tóc dài:
"Bến Tre vang tiếng anh hùng Quê hương Đồng Khởi lẫy lừng chiến công."
"Bộ đội Thu Hà, đội quân tóc dài Xứng danh con gái đàn bà Bến Tre."
Có lẽ hình ảnh những hàng dừa xanh ngút ngàn chính là ấn tượng đầu tiên thu hút du khách khi đến với vùng đất này:
"Bến Tre ba đảo dừa xanh Hàm Luông bát ngát ngọt lành phù sa Ai về ghé lại quê ta Xem dừa kết trái đơm hoa bốn mùa."
Dầu dừa được tác giả dân gian nhắc đến với công dụng không chỉ làm đẹp tóc mà còn làm đẹp lòng đôi lứa yêu nhau:
"Mài dừa dưới ánh trăng thanh Ép dầu mà chải tóc anh tóc nàng Mài dừa dưới ánh trăng vàng Ép dầu mà chải tóc nàng tóc anh."
2. Văn Học Dân Gian Bến Tre - Tập 2
Có thể nói, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp gian khổ của nhân dân miền Nam, và lịch sử đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cổ vũ và động viên tinh thần đoàn kết đấu tranh của nhân dân bởi tác giả của nó không chỉ là nhân chứng khách quan mà có khi chính họ là những người đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến. Cho nên những sự kiện được kể lại trong và đôi khi còn rời rợi những cảm xúc của người địa phương và không khí hào hùng của một vùng đất phương Nam anh dũng:
"Toàn dân Bến Tre Một lòng nổi dậy Đồng Khởi năm ấy Một chín sáu mươi (1960) Nổi dậy khắp nơi Muôn người như một."
Cụm từ “ông già Ba Tri" đã trở thành thành ngữ phổ biến ở Nam Bộ nhằm chỉ nét tính cách đặc hữu “cương trực” của con người Bến Tre. Đó là ông Thái Hữu Kiểm từ quê Tự Nghĩa, Quảng Ngãi cùng gia đình vào định cư ở đất Ba Tri; Ba Tri được lập làng, ông làm Trùm Cả; thời Nguyễn Ánh chạy lánh Tây Sơn tới đây được ông giúp đỡ tận tình; ông cất chợ Ba Tri ngày càng phồn thịnh nhưng bị chức sắc làng An Hòa Tây đắp đập ngăn đường, ông làm đơn đi bộ ra triều đình thưa kiện bị thua, song nhờ vua Minh Mạng xét công trạng và lý lẽ “dù làng riêng nhưng rạch chung” nên ông thắng kiện.
Mọi người khâm phục lòng ngay thẳng, tinh thần vì dân vì nước, bất chấp nghịch cảnh và thời gian, dám đi bộ từ Ba Tri ra Huế nên được gọi là ông già Ba Tri.
Từ đó, các vị bô lão có lòng can đảm, cứng cỏi, trung trực, chịu đựng gian khổ, hết lòng vì dân vì nước cương quyết bảo vệ công lý thường cũng được gọi là ông già Ba Tri.