Nhẫn bạc nam Bạc Hiểu Minh NA023
Nhẫn bạc nam Bạc Hiểu Minh NA023
Tìm thấy 4 nơi bán khác, giá từ 296.000 ₫ - 759.000 ₫
296.000 ₫
So sánh giá
Tìm thấy 4 nơi bán khác, giá từ 296.000 ₫ - 759.000 ₫
platform
Ctv bac nhan

5.0

1 đánh giá
296.000 ₫

Đến nơi bán

Ctv bac nhan
297.000 ₫

Đến nơi bán

Ctv bac nhan
332.000 ₫

Đến nơi bán

Xem thêm 9 nơi bán khác

Mô tả sản phẩm
  • Chất liệu bạc ta cao cấp 925.
  • Thiết kế mang phong cách nam tính, mạnh mẽ, lịch lãm và tinh tế.
  • Hợp thời trang

CHI TIẾT SẢN PHẨM

Bảo hành: Bảo hành vĩnh viễn trong các trường hợp như trày xước, rơi đá thậm trí là dập méo biến dạng
Chất liệu: Bạc 925
Thương Hiệu: Bạc Hiểu Minh
Xuất xứ: Việt Nam
Màu sắc: Trắng bạc
Kích thước: 2x2x2(cm)
Hộp: Hộp quà tặng kèm miễn phí kích thước : 3x4x4 (cm)


cách1: Đo trực tiếp trên tay người đeo 
- Các bạn làm theo hướng dẫn bằng hình ảnh phía dưới sẽ được chu vi (mm)
cách đo lấy chu vi nhẫn

cách 2 : Đo đường kính nhẫn đang đeo
- Dùng thước kẻ để đo vành trong nhẫn sẽ được đường kính (mm)
cách đo đường kính nhẫn
- BẢNG QUY ĐỔI SIZE TAY
bảng quy đổi size tay

cách 3: Ước lượng theo chiều cao và cân nặng
- Áp dụng với những trường hợp muốn tạo sự bất ngờ hoặc không thể trực tiếp đo
Quy đổi chiều cao cân nặng của người nam ra size tay


----------------------------------------------------
ĐEO NHẪN Ở NGÓN TAY NÀO
Bàn tay chúng ta có 10 ngón, đồng nghĩa với 10 vị trí đeo nhẫn khác nhau. Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi nên đặt nhẫn ở ngón nào chưa?
Shop bạc himi.vn xin trả lời câu hỏi giúp bạn. 
  
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng thống nhất về tên gọi các ngón tay.
1: Ngón cái.
2: Ngón trỏ.
3: Ngón giữa.
4: Ngón áp út.
5: Ngón út.

 
1: Đeo nhẫn ngón cái.
            Ngón cái là yếu tố quang trọng nhất của bàn tay. Một mình ngón cái đóng vai trò như một bên cọng kìm, giúp chúng ta cầm nắm được mọi vật thật chắc. Chính vì thế ngón cái biểu trưng cho sức mạnh. Đôi khi bạn vẫn hay dùng ngón cái chỉ vào ngực và nói lên: Chính là tôi đấy! hay mỗi khi bạn thành công, bạn đều giơ ngón cái lên trời, hét lên: I Dit it, tôi đã thành công rồi…
            Cũng vì thế mà nhẫn phù hợp với “ngón tay sức mạnh” thường là nhẫn to, trông khỏe khoắn và hầm hố nhất. 
2: Đeo nhẫn ngón trỏ. 
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi bạn chỉ trích con cái hay ra lệnh cấp dưới làm điều gì đó, bạn thường chỉ ngón tay trỏ vào đối phương. Chính vì vậy ngón trỏ đóng vai trò là ngón tay quyền lực. Khi đeo nhẫn ngón trỏ, thường bạn sẽ thấy tự tin và tham vọng hơn. Đeo nhẫn ngón trỏ cũng là một cách chứng minh bạn là người có năng lực giải quyết mọi việc.
            Nhẫn thích hợp với ngón trỏ thường là các nhẫn đơn giản nhưng sắc sảo.
3: Đeo nhẫn ngón giữa.
 
            Ngón giữa cũng là ngón dài nhất, nó như biểu tượng của một kỉ lục cao để chúng ta cố gắng phấn đấu vươn tới. Đôi khi trên phim, hay trên các chương trình thể thao, các bạn có thể bắt gặp hành động giơ ngón tay giữa lên trời, đó như là một cách thách thức, kiểu như: đố anh làm được như tôi đấy...
            Đeo nhẫn ngón giữa đồng nghĩa với việc bạn đang cố gắng làm một việc gì đó. Cố gắng thi đỗ đại học, hay cố gắng cưa cẩm một cô nàng. 
4: Đeo nhẫn ngón áp út.
​            Ngón áp út là ngón được phân bố thần kinh nhiều nhất và theo y học thì ngón áp út có mạch máu chạy thẳng lên động mạnh của tim. Minh chứng cho việc đó là khi đi viện, các bác sĩ thường lấy kim chọc thẳng vào đầu ngón áp út để chích lấy máu xét nghiệm. Cũng chính vì thế nên ngón áp út là ngón biểu tượng cho tình yêu, tượng trưng cho sự trọn vẹn, vĩnh hằng. Thường thì mọi người đeo nhẫn ở ngón áp út bên bàn tay trái, vì họ cho rằng tay trái gần tim và tránh bất tiện trong công việc hằng ngày: viết, bắt tay…
            Nhẫn cho ngón áp út thường là nhẫn đôi, nhẫn cưới. Hãy thận trọng trong việc đeo nhẫn ngón này vì khi bạn chưa có “ý chung nhân” mà đeo nhẫn ngón áp út thì đi ra ngoài thì không có chàng nào “ hỏi thăm “ bạn đâu.                         
5: Đeo nhẫn ngón út.
            Cân bằng với ngón tay sức mạnh ( ngón cái ) là ngón út. Ngón út – ngón của yếu đuối mong manh nhưng không thể thiếu được. Mọi người vẫn thường bảo lời nói gió bay, nhưng ai cũng muốn được nghe lời hứa, lời thế. Chính vì thế ngón út thường được minh chứng cho sự đảm bảo. Đeo nhẫn ngón út có thể là bạn đang mang một lời hứa: không yêu ai, hay không kết hôn,.. đeo nhẫn ngón út cũng là cách mà các bạn trẻ chứng minh cho trinh tiết của mình.
           Bên dưới đây thêm một cách giải thích khác cũng rất thú vị và thuyết phục về lý do mọi người đeo nhẫn đôi, nhẫn cưới ở ngón áp út.
           Ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời của bạn, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn.
Bây giờ bạn hãy để hai bàn tay đối diện nhau, gập ngón tay giữa lại và áp sát chúng vào nhau, đồng thời các ngón tay còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón tay.
           Bây giờ bạn hãy thử tách hai ngón tay cái, rồi sau đó ngón tay trỏ và ngón út rời nhau ra… Bạn sẽ thấy chúng tách nhau ra dễ dàng. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn, vì một ngày nào đó cha mẹ cũng sẽ rời xa bạn. Anh em bạn cũng thế, họ sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn để lo liệu cho cuộc sống của mình. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ dựng vợ gả chồng và tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi.
          Thế còn ngón áp út thì sao? Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi bạn không thể tách rời chúng ra khỏi nhau! Đó là bởi bạn cùng người bạn đời của bạn được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó với nhau không thể tách rời suốt cả cuộc đời, cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa.
         Đó chính là lý do tại sao người ta lại đeo nhẫn đôi, nhẫn cưới ở ngón áp út.
 
QUY TRÌNH CHẾ TÁC NHẪN
Để chế tác ra những món trang sức tinh xảo và tuyệt đẹp, các thợ kim hoàn đã phải thực hiện tỉ mỉ từng quy trình phức tạp. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc về quá trình chế tác một chiếc nhẫn. Sau khi thấu hiểu quá trình chế tác này, tôi nghĩ các bạn có thể thấy rõ hơn về hành trình của một chiếc nhẫn trước khi đến với hộp đựng trang sức của bạn và cảm nhận được sự quý giá của các món trang sức để thêm trân trọng chúng hơn.

Lên khuôn Sau khi hoàn tất việc thiết kế mẫu, quá trình chế tác nhẫn bắt đầu. Có nhiều cách để chế tác ra một chiếc nhẫn. Phổ biến nhất là quy trình đúc chảy khuôn sáp. Theo quy trình này, sáp được sử dụng để tiến hành chạm khắc thành mẫu.


Chạm trổ sáp Mô hình sáp được chạm khắc, cắt gọt bằng tay (có sử dụng mô phỏng trên máy vi tính). Việc này đòi hỏi kỹ năng và sự kiên nhẫn để có thể chạm khắc các tỉ lệ chính xác như vật mẫu và tạo thành khuôn chuẩn cuối cùng.
 ​

Trồng cây thông Khi mẫu sáp đã được chạm khắc xong, mẫu sẽ được gắn lên cây thông. Phần thân cây thông sẽ trở thành đường dẫn để kim loại lỏng chảy vào khuôn nhẫn ở bước đổ khuôn.


Đổ Thạch cao Cây thông sẽ được đặt bên trong chén nung, và chén nung sẽ được rót đầy thạch cao. Sau đó, thạch cao sẽ đông cứng lại và giữ cây thông (có gắn mẫu sáp) bên trong.


Đun chảy kim loại Chén nung có chứa khuôn được đặt lên lò nung trong vài giờ cho đến khi cây thông (gắn mẫu sáp) bị đốt chảy, để lại hốc khuôn rỗng mang hình dạng của cây thông và mẫu sáp. Tiếp đó, kim loại được đun chảy để chuẩn bị đổ vào phần hốc khuôn trống này.


Đổ khuôn nhẫn Tại đây có một máy đổ khuôn trục dọc quay với tốc độ cực nhanh để tạo ra sức nén ly tâm đẩy kim loại lỏng vào chén nung và làm đầy phần hốc khuôn.


Cắt thân cây thông ra khỏi sản phẩm thô Sản phẩm thô được lấy ra khỏi chén nung, vẫn còn dính thạch cao và bị sạm ráp. Phần đúc mang hình cây thông được cắt ra khỏi sản phẩm nhẫn thô và công đoạn hoàn thành bắt đầu.


Hoàn thiện sản phẩm thô Lúc này sản phẩm thô đã được cắt, gọt giũa và đánh bóng để hoàn chỉnh hình dạng của chiếc nhẫn. Đây có thể là công đoạn cuối cùng trong một số quy trình trình chế tác nhẫn, nhưng đối với một số sản phẩm vẫn cần một số công đoạn khác.


Gắn đá Sau khi phần thân nhẫn đã được làm xong, các công đoạn chi tiết hơn, như gắn đá và chạm khắc, tiếp tục được thực hiện. Ổ chấu được cắt và rèn để giữ viên đá/kim cương trên nhẫn.


Đánh bóng nhẫn Sau khi gắn đá xong xuôi, tiếp tục công đoạn đánh bóng cuối cùng. Trong công đoạn này, hệ thống máy có bánh quay tốc độ cao và một số chất được sử dụng để làm bóng chiếc nhẫn.


Kiểm tra chất lượng Mỗi chiếc nhẫn được kiểm tra chất lượng chặt chẽ để đảm bảo độ chính xác và tay nghề chế tác hoàn hảo. Ở bước này, có thể tiến hành định giá cho chiếc nhẫn.


Hoàn thành! Chiếc nhẫn cuối cùng cũng hoàn thành và sẵn sàng chờ đợi chủ nhân yêu quý!

​​​
 Hy vọng bài viết trên bổ ích với quý khách hàng!