Gạo nếp cái hoa vàng (hay còn gọi là nếp ả) là loại gạo được trồng từ giống lúa thuần chủng, chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Gạo mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ duy nhất, thời gian canh tác và gieo trồng khoảng 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10 Âm lịch), tạo nên hương vị gạo thơm ngon, đặc biệt ít loại gạo nào sánh bằng.
Đặc tính của gạo nếp hoa vàng
Gạo nếp hoa vàng là một giống lúa truyền thống ở các tỉnh tại Bắc Bộ, được gieo trồng và canh tác với những đặc tính nổi bật như:
Hạt gạo giống nếp cái hoa vàng mẩy đều, hình dáng tròn, dẹt và nhỏ hơn kích thước hạt gạo nếp thông thường 1 chút.
Gạo màu vàng nâu sẫm, ăn thử thấy vị ngọt mát lan tỏa nơi đầu lưỡi như sữa.
Nếp cái hoa vàng khi nấu lên hạt trong, rất ráo và dẻo, không bị nát với hương vị ngọt thơm dịu dịu.
Gạo sau khi nấu chín sẽ không bị khô cứng, hương thơm và mùi vị vẫn có thể lưu trữ được 1 – 2 ngày từ khi chế biến.
Thành phần dinh dưỡng trong nếp cái hoa vàng
Nhìn chung, trong 100g gạo nếp hoa vàng loại ngon sẽ đảm bảo mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào:
Năng lượng: 380 kcal
Chất xơ (gluxit): 1.5g
Chất béo: 0.78g
Chất đạm (protein): 7.16g
Carbohidrat: 82g
Đường (glucose): 0.14g
Tỷ trọng nước: 13.67g
Canxi: 32mg
Và nhiều khoáng chất vi lợi khác…
Nếp cái hoa vàng giàu dinh dưỡng, thơm ngon, mềm dẻo, rất tốt cho sức khỏe người dùng với nhiều lợi ích nổi bật như:
Hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, cung cấp các khoáng chất và chất béo cần thiết cho cơ thể.
Rượu nếp cái hoa vàng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn.
Nguồn dinh dưỡng rất tốt cho việc phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, tránh đột quỵ nguy hiểm,…
Cân bằng nồng độ cholesterol trong máu, hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ, mỡ máu nguy hiểm cho người béo phì.
Thực phẩm lợi sữa, tăng cường sức khỏe sau sinh hiệu quả cho bà bầu
Cách nấu xôi nếp cái hoa vàng đúng chuẩn
Hướng dẫn cách nấu xôi gạo nếp hoa vàng thơm ngon, mềm dẻo với quy trình đơn giản:
Bước 1: Ngâm gạo
Vo sạch gạo rồi ngâm trong nước lạnh 5 – 6h để gạo nở đều, xôi khi nấu dẻo, thơm và không bị khô quá nhanh. Tuy nhiên, dù thời gian không nhiều, cũng nên ngâm tối thiểu 1 – 2h trước khi nấu.
Bước 2: Thổi xôi bằng chõ
Căn chỉnh tỷ lệ nước đồ xôi sao cho phù hợp, tránh tình trạng nước quá nhiều, bốc hơi nhiều làm xôi ở dưới bị nát, nhão. Hoặc quá ít, thì xôi sẽ không chín đều, không dẻo.
Ngoài ra, khi nấu xôi, bạn cũng đừng quên chùm 1 chiếc khăn ẩm bên ngoài chõ đồ xôi để giữ nhiệt, giúp xôi nhanh chín và mềm dẻo hơn.
Bước 3: Đơm xôi thành phẩm
Khi xôi chín, nên cho ra rá, các vật liệu thoáng, hoặc dùng đũa cả đảo tơi xôi, hạn chế để xôi hấp hơi trong nồi, ngấm nước và dễ bị nhão.