Khác với các loại mì sợi (thành phần chủ yếu làm từ bột mì) ở các quốc gia phương Tây. Với lợi thế là quốc gia đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu gạo, các sản phẩm mì sợi của Việt Nam chủ yếu được sản xuất từ gạo.
Mì gạo Việt Nam
Các sản phẩm mì gạo ở Việt Nam hiện được sản xuất chủ yếu từ các làng nghề hộ gia đình, hợp tác xã. Đây được xem như một đặc sản rất đặc trưng tại nhiều miền quê Việt Nam.
Để có sợi mì ngon, thành phần quan trọng nhất là gạo. Loại gạo ngon thì bánh phở sẽ thơm, khi tráng vẫn dẻo, dai. Bánh phở phơi đủ nắng, đủ sương sẽ cho ra thành phẩm chất lượng mềm, dai.
Cũng là mì gạo nhưng mỗi nơi lại có những loại mì với tên gọi khác nhau, chúng khác nhau cả về cách ăn, màu sắc lẫn hương vị. Điều này tạo nên sự đa dạng văn hóa ẩm thực của mỗi vùng miền:
Các loại mì sợi khô đặc sản được biết đến ở nhiều địa phương:
- Tỉnh Lạng Sơn có cao khô Vạn Linh (tên gọi "cao khô" là tiếng dân tộc của món "mì gạo), cũng như mì chũ Bắc giang được làm từ gạo bao thai, những sợi mì được thái to hơn mì Chũ một chút, khi ăn cảm giác mềm và ngậy hơn.
- Mì Chũ Bắc Giang: Được làm tự gạo Bao thai hồng, sợi mì được cắt vừa ăn, mì được phơi khô, đóng túi vừa ăn 1-2 bữa;
- Hải Phòng có bánh đa đỏ (thành phần chính làm từ bột gạo và bột gấc), sợi bánh được tráng dày và cắt to bản (thường gấp rưỡi sợi phở thông thường). Ở đây có món Bánh đa cua rất nổi tiếng. Món bánh đa cua này ngoài nước dùng từ cua và riêu cua, còn có thêm tôm, chả cá, cá chiên hoặc chả lá lốt. ;
- Dọc xuống miền Trung của đất nước có mì Quảng, mì được trộn cùng bột nghệ có màu vàng đặc trưng, mì được tráng với độ dày như bánh đa đỏ nhưng sợi thái nhỏ hơn. Mì Quảng thường được chế biến ăn cùng với thịt gà, thịt ếch, mùi thơm nghệ cùng với vị ngọt của nước dùng khá lạ miệng với thực khách.
Ở miền Nam có hủ tiếu, một loại mì làm từ gạo có pha thêm bột năng, tinh bột bắp và một số nguyên liệu khác. Sợi hủ tiếu dai, trong được thái khá nhỏ so với các loại mì khác. Người miền Nam ăn hủ tiếu khá đa dạng với những thành phần ăn kèm. Bát hủ tiếu có nơi cho thêm vài lát gan, tim, thịt heo, tôm bóc vỏ. Có nơi thì cho thêm trứng cút, tóp mỡ, hải sản, cà rốt.
Dù là khác nhau về tên gọi, cách làm nhưng xét về độ ngon cũng như sự đa dạng thì không loại món ăn hay thực phẩm nào vượt qua được mì gạo.
Mì gạo ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi của nó. Nhiều người hay sử dụng mì gạo trong bữa ăn sáng. Chỉ cần phi thơm chút hành khô, xào cà chua, thêm nước dùng, chần vài lát thịt bò, thịt lợn thái mỏng là có bát mì nóng hổi mà gọi nhanh cho vui là "phở nhanh" tự nấu. Ngon hơn có thể nấu mì với nước dùng từ thịt gà, nước dùng gà, nấm hương...Một số địa phương có thêm món mì xào cùng thịt bò, rau cải ăn cũng rất ngon.
Mì gạo sợi phở NGON1
Trở lại với sản phẩm mì khô sợi phở chúng tôi cung cấp, đây là sản phẩm được sản xuất với thành phần chính từ gạo quê. Sợi mì dai, giòn, dù nấu có lâu một chút nhưng đảm bảo sợi không hề bị nát, gãy vụn.
Hướng dẫn sử dụng:
Nấu như phở: Bẻ mì vừa ăn, nước sôi thả vào, để sôi khoảng 3-5' tắt bếp đậy vung (nếu thích ăn mềm), cho ra rửa nước lạnh để nước trong và sợi mì thêm dai, giòn, sau đó cho phần mì này ra tô. Nấu nước dùng theo sở thích rồi chan nước vào tô và thưởng thức.
Với mì xào: Luộc mì 3-5', rửa nước lạnh, trộn mì cùng với các gia vị (mắm, muối...), thêm chút dầu ăn trộn đều để sợi mì thêm "tơi". Phi hành tỏi thơm, cho mì đã trộn ở trên vào và đảo đều khoảng 5-7' tới khi vừa ăn (các bạn thích ăn khô có thể xào thời gian lâu hơn từ 8-10') rồi cho ra đĩa và dùng ngay. Mì có thể xào cùng thịt bò, rau cải, hải sản đều rất ngon.
Sản phẩm có thể đặt mua trực tiếp trên trang website này hoặc nhắn thông tin chúng tôi xác nhận và giao tận nơi (trong vòng 24h).
Các bạn sử dụng sản phẩm và cùng chúng tôi chung tay đưa các sản phẩm đặc trưng trên mỗi miền quê Việt nam tiến xa hơn nữa trên bản đồ ẩm thực thế giới nhé!