Đến nơi bán
Khắc hoạ chân thực cuộc sống và con người Hà Nội
Đem tới cho người đọc hình ảnh của những số phận ngang trái, đau thương
Thấy được ý chí sinh tồn mãnh liệt của con ngườiMẹ Mìn Bố Mìn
"Tôi gọi Sâm là cô Sâm vì nó là con gái nuôi một ông chú họ tôi. Rắc rối, tên tuổi của ta theo thứ bậc, thay bằng tên chồng, tên con, tên cháu. Lại thường phải gọi cô Sâm là cô Ngũ - tên thằng con trai. Cô Sâm ngoài sáu mươi, cũng đã mất năm ngoái. Chẳng có bệnh đáng bệnh, mà bệnh già. Người đét như con mắm, bệnh hậu sản. Mòn mỏi dần, nhưng vẫn chỉ ăn cháo đặc như cơm nát - người làng hay thành kiến: có ốm mới phải húp cháo loãng!Một đêm kia, bà lão Sâm nhắm mắt như người đi ngủ.
Vợ chồng thằng Ngũ lo ma cho mạ tươm tất, đầy đủ. hội các vãi già cầm câ phướn, lại đội cấu râm ran kể lể suốt dọc đường đến tha ma. Trong làng, các cụ qui tiên thọ ngoài sáu mươi, đám ma trang trọng và đầm ấm, những trăm vàng điều được gỡ ra thúng, rắc đến như tung hoa từ sân nhà ra đồng. Hai bánh pháo dài hai thước, một bánh đốt lúc trai làng nâng cữu ra xe tang, một bánh nổ thật giòn khi hạ huyệt. Bây giờ không còn hủ tục trẻ con lau nhau cầm cờ trắng đám ma rồi chốc nữa chạy về ăn cỗ, tai làng khiêng cữu rước cữu trên vai, ông lão cao tuổi nhất mặc áo thung lượt thâm cầm sinh gõ nhịp cho đô tuỳ liệu bước lúc đi, lúc đứng, lúc nghỉ và gia chủ còn bày vẽ con trai gậy vông gậy tre, con dâu con gái lăn đường, thương xót thật có, giả vờ ngất và khóc cạnh khoé cũng có...".
Giản dị nhưng sâu sắc, Mẹ Mìn Bố Mìn của Tô Hoài khắc họa chân thực cuộc sống và con người Hà Nội của một thời kì loạn lạc. Trong bối cảnh ấy có những số phận trái ngang, đau thương đã phải vươn lên để sinh tồn bằng mọi cách. Dù nhiều cay đắng nhưng ở họ vẫn toát lên sự chân chất, mộc mạc và cả hy vọng vào một ngày mai đẹp hơn.
Giới thiệu tác giả:
Tô Hoài, tên khai sinh là Nguyễn Sen (27/9/1920 - 6/7/2014). Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu văn học quan trọng như Truyện Tây Bắc.
Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Các giải thưởng:
Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây Bắc)
Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà)
Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây)
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996)
Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2010Thông số sản phẩm
Tác giả Tô Hoài Nhà xuất bản Hội Nhà văn Năm xuất bản 2014 Đơn vị phát hành Phương Nam Book Giá Mẹ Mìn Bố Mìn mới nhất
- Mẹ Mìn Bố Mìn (Tái Bản 2014) bán tại Tiki giá 67.700₫
- Sách - Mẹ Mìn Bố Mìn (Tái Bản 2014) bán tại Shopee giá 98.000₫
- Mẹ Mìn Bố Mìn (Tái Bản Lần 2) bán tại Bookbuy giá 83.000₫