Một câu chuyện giản dị, chứa đầy bất ngờ cho tới trang cuối cùng. Vẻ đẹp lộng lẫy, vì lòng vị tha và tình yêu thương, khiến mắt rưng rưng vì một nỗi mừng vui hân hoan. Cuốn sách như một đốm lửa thắp lên lòng khát khao sống tốt trên đời.
Viết về điều tốt đã không dễ, viết sao cho người đọc có thể đón nhận đầy cảm xúc tích cực, và muốn được hưởng, được làm những điều tốt dù nhỏ bé mới thật là khó. Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh đã làm được điều này.
Như nhà văn từng phát biểu “điểm mạnh của văn chương nằm ở khả năng thẩm thấu. Bằng hình thức đặc thù của mình, văn chương góp phần mài sắc các ý niệm đạo đức nơi người đọc một cách vô hình. Bồi đắp tâm hồn và nhân cách một cách âm thầm và bền bỉ, đó là chức năng gốc rễ của văn chương, đặc biệt là văn chương viết cho thanh thiếu niên.”
TRÍCH ĐOẠN HAY TRONG SÁCH
Cậu nhỏ luôn tươi tắn nụ cười trên môi, ước mơ luôn trong mắt, nồng hậu, dịu dàng, cậu truyền tình yêu và lòng tin vào cuộc sống, hồn nhiên coi thường mọi bất hạnh.
Trên trời có mây đủ hình, có những cánh chim bay, thỉnh thoảng có những cánh bướm đủ màu lượn quanh cửa sổ. Những hạt mưa như có ai chấm lên người từng chấm lạnh. Như là ai đó dùng chiếc cọ nhúng vào mưa quét lên người chọc ghẹ
Thiên nhiên và con người hiền hòa đẹp dịu dàng mê mải, trong một không gian chỉ toàn những tươi vui và thương yêu ấm áp.
“Dường như trái tim thằng Tèo luôn nhúng vào tình yêu. Nó luôn tìm thấy cơ hội để tha thứ cho cuộc đời, nhờ vậy tâm hồn nó lúc nào cũng bình yên.
Bao giờ cũng nhìn thấy sự may mắn trong một hoàn cảnh không may mắn, bao giờ cũng tươi vui trong một số phận kém vui tươi, bao giờ cũng đối xử tốt với cuộc đời mặc dù không phải lúc nào cuộc đời cũng đối xử tốt với mình. Những phẩm chất đó có lẽ chỉ có ở thằng Tèo, đứa bé xem việc được làm bạn với bầu trời cao xanh và khoáng đạt là niềm vui lớn lao. Lớn lao hơn nhiều so với những mất mát của bản thân mình.
Thiên thần đã ở lại với thị trấn Mặt Trăng và không ngừng làm tôi ngạc nhiên. Và tôi biết tại sao tâm hồn tôi đẹp dần lên mỗi ngà”