Đạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Đạo Phật. Dân chúng thường nói “Đạo Phật là đạo của ông bà”, hay “Nhà nào có đốt hương, dều là tín đồ đạo Phật cả…” Kể về số lượng thì tín đồ Phật giáo ở Việt Nam thật là đông đảo; nhưng xét về phần phẩm thì chưa có thể lạc quan được. Tình trạng phẩm ít, lượng nhiều ấy phát sinh vì nhiều nguyên nhân phức tạp: - Có người theo đạo Phật vì truyền thống của ông cha (ông cha theo đạo Phật, nên con cháu cũng theo). - Có người theo đạo Phật vì cảm tình đối với thân bằng quyến thuộc, hay đối với cái Đạo đã chia sẻ những phút vui buồn, thịnh suy của đất nước. - Có người theo đạo Phật, vì mong cầu được qua tai nạn khỏi, hay cầu của, cầu con v.v… Ngày nay, vẫn biết có một số đông tín đồ đã hiểu đúng giá trị cao siêu và lợi ích rộng lớn của đạo Phật, nhưng cái số ấy không phải là đa số, nếu đem so với cái khối tín đồ hiểu Đạo một cách nông cạn, hay sai lạc nói trên. Vì không hiểu một cách thấu đáo đạo Phật, nên lòng tin không được chắc chắn. Mỗi khi gặp một lý thuyết nào lạ, một tôn giáo nào mới thì họ ùa hòa tin theo, như cây thiếu rễ cái, gió thổi phía nào thì ngã rạp theo phía ấy, thật đáng buồn thương. Tình trạng buồn thương ấy có thể bổ cứu được, nếu như chúng ta có một chương trình dạy Phật pháp bằng chữ Việt. Dân tộc ta là người Việt, ở đất Việt, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt, mà kinh sách toàn chữ ngoại quốc; cả pho triết lý cao sâu của Đạo Phật vẫn còn nằm nguyên trong 3 Tạng chữ Hán, thử hỏi có mấy ai đọc được? Như thế thì bảo tín đồ làm sao hiểu biết được giáo lý cao sâu của đạo Phật và lòng tin làm sao vững chắc được?
Nóng lòng vì tình cảnh ấy, chúng tôi bạo dạn và cố gắng soạn ra chương trình “Phật học phổ thông” này, mong giúp tín đồ mau hiểu giáo lý, thấy được chỗ quý báu của Đạo, để cho lòng tin được chơn chánh và vững bền. Chúng tôi tự biết mình đức bạc tài sơ, chưa đủ khả năng làm việc vĩ đại này. Nhưng nếu do dự và nhún nhường mãi, rối suốt đời cũng chẳng làm được việc gì. Chi bắng cứ cố gắng, hy sinh đắp trước con đường đất, để cho các bậc có tài đức sau này sửa chữa lại rối cán đá và tráng nhựa. Chương trình “Phật học phổ thông” có mục đích xây dựng cho tín đồ có căn bản giáo lý, hiểu biết Phật pháp từ thấp đến cao, lấy Ngũ thừa làm nền tảng. Từ khóa thứ nhất dến khóa thứ tư, chúng tôi đã soạn hết Ngũ thửaPhật giáo. Khi tín đồ đã hiểu giáo lý căn bản nói trên rồi các khóa sau, chúng tôi sẽ mở thêm bề rộng và xây thêm chiều cao cho tòa nhà Phật giáo. Từ khóa thứ V đến khóa XII, tìn đồ sẽ tuần tự học về đại cương Kinh Lăng Nghiêm, Viên Giác, Duy Thức Luận, và Kim Cang, Tâm Kinh. Chương trình này, chúng tôi đã soạn thảo từ năm 1953 đến nay và đã xuất bản thành tập, từ tập Phật học phổ thông thứ nhất cho đến tập Phật học phổ thông thứ 12. Công việc trên đây là cả môt gánh nặng, mà đường lại dài, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu những vị nhiệt tâm vì đạo, từ quý vị đại đức Tăng già, cho đến các hàng cư sĩ, kẻ công người của, tiếp sức với chúng tôi (hoặc giúp sáng kiến, tài liệu hay tài chánh) cùng xây dựng cho hoàn bị một chương trình hoằng pháp ở nước nhà hầu bổ cứu những khuyết điểm và dẹp bỏ những tình tệ trong đạo Phật từ trước tới nay. Chúng tôi chấm dứt trong sự tin tưởng ở lòng nhiệt thành vì Đạo của quý vị độc giả xa gần.
Mục lục
KHÓA I Lời nói đầu 1. Đạo Phật 2.Lược sử Đức PhậtThích Ca Mâu Ni (từ giáng sanh đến thành đạo) 3. Lược sử Đức Phật Thích ca Mâu Ni (từ Thành đạo đếnNiết-bàn) 4. Quy y Tam Bảo 5.Sám hối 6. Thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật 7.Tụng knh, tri chúm niệm Phật 8. Ăn chay 9. Bát quan trai giới KHÓA II Bài thứ : 1.Bổn phận của Phật tử tại gia 2.Vu lan Bồn 3.Vô thường 4.Thiểu dục và Tri túc 5.Nhân quả 6.Luân hồi 7.Thập Thiện nghiệp 8.Tứ nhiếp pháp 9.Lục hòa 10.Tịnh độ 11.Lược sử Đức Phật A-di-đà và 48 Đại nguyện KHÓA III 1.Khái niệm tổng quát về Tứ Diệu Đế 2.Khổ Đế 3.Tập Đế 4.Tập đế (tiếp theo) 5.Diệt Đế 6.Đạo Đế (Từ niệm cũ) 7.Đạo Đế (Tứ chánh Cần) 8.Đạo Đế ( Tứ Như-Ý túc) 9.Đạo Đế (Ngũ căn-ngũ lực) 10.Đạo Đế ( Bát Chánh đạo) KHÓA IV Lời chỉ dẫn tổng quát 1.Quán sổ tức 2.Quán bất tịnh 3.Quán từ bi 4.Quán nhân duyên 5.Quán giới phân biệt 6.Lục độ (Bố thí Ba-la-mật) 7.Lục độ (Tinh tấn Ba-la-mật) 8.Lục độ (Thiền định Ba-la-mật) 9.Bốn môn tâm vô lượng 10.Ngũ minh. KHÓA V Bài Thứ nhứt : Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ Bài Thứhai: Lịch sử Phật giáo Trung Hoa Bài thứ ba: Lịch sử Phật giáo Việt Nam (từ lúc du nhập đến hết đời Lý) Bài thứ tư: Lịch sử Phật giáo Việt Nam ( từ nhà Trần đến các vị vua đầu nhà Nguyễn) Bài Thứ năm: Phong trào chấn hưng Phật giáo trên thế giới và Việt Nam cận đại Bài Thứsáu:Mười tông phái ở Trung Hoa: Luật tông - Tịnh độ tông - Thiền tông Bài Thứ 7: Mười tông phái ở Trung Hoa (Tiếp theo): Pháp-tướng tông - Mật tông - Thiên-thai tông Bài Thứ 8: Mười tông phái ở Trung Hoa (Tiếp theo): Hoa nghiêm tông - Tam luận tông - Câu-xá tông - Thành thật tông Bài Thứ 9: Vũ- trụ-quan Phật Giáo Bài Thứ 10:Nhân-sinh quan Phật Giáo
KHÓA VI –VII: Đại cương kinh Lăng Nghiêm Bài thứ nhất A.- PHẦN DUYÊN KHỞI B.- PHẦN CHÁNH ĐỀ I.- Nguyên nhơn Phật nói kinh II.- A Nan cầu Phật dạy phương pháp tu hành, lần thứ nhất. III.- Phần lược giải: 1. Định danh và giải nghĩa tên kinh. 2. Nội dung kinh Lăng Nghiêm Bài Thứ Hai: BẢY ĐOẠN PHẬT HỎI VỀ TÂM Bài Thứ Ba: Anan cầu Phật dạy phương pháp tu hành, lần thứ hai Bài Thứ Tư: A-Nan cầu Phật chỉ cái “điên đảo” Bài Thứ Năm: A-Nan nghi: nếu “cái thấy” là mình, thì tâm này là ai? Bài Thứ Sáu: A-nan không hiểu hỏi Phật Bài Thứ Bảy: Hư không từ chơn tâm biến thiện Bài Thứ Tám: Ông Phú Lâu Na hỏi Phật hai câu quan trọng Bài Thứ Chín: Phật Dạy Chân Tâm phi tất cã tướng Bài Thứ Mười: A Nan thuật lại chỗ mình ðã ngộ Bài Thứ Mười Một: Ngài A Nan hỏi Phật: Trói cột ở chỗ nào và làm sao mở được Bài Thứ Mười Một:Ngài A Nan hỏi Phật pháp tu viên thông Bài Thứ Mười Hai:Phật bảo Ngài Văn Thù lựa pháp tu viên thông Bài Thứ Mười Ba:Phật dạy trì chú Lăng Nghiêm Bài Thứ Mười Bốn:10 món ma về thọ ấm, 10 món ma về tưởng ấm Bài Thứ Mười Lăm: 10 món ma về hành ấm, 10 món ma về thức ấm KHÓA VIII: Kinh Viên Giác Bài Thứ 1: Chương Văn Thù Bài Thứ 2: Chương Phổ Hiền Bài Thứ 3: Chương Phổ Nhãn Bài Thứ 4: Chương Kim Cang Tạng Bài Thứ 5: Chương Di Lặc Bồ tát Bài Thứ 6: Chương Thanh Tịnh Huệ Bài Thứ 7: Chương Oai Ðức Tự Tại Bài Thứ 8: Chương Biện Âm Bài Thứ 9: Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bài Thứ 10: Chương Phổ Giác Bài Thứ 11& Chương Viên Giác Bài thứ 12 : Chương Hiền Thiện Thủ KHÓA IX: DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN Lời nói đầu Tập nhứt: LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP VÀ BÁT THỨC QUI CŨ TỤNG Bài thứ nhứt: Luận Đại thừa trăm pháp Bài thứ hai: Luận Đại thừa trăm pháp Bài thứ ba: I. Tâm vương Bài thứ tư: Ý thức Bài thứ năm: Mạt na thức Bài thứ sáu: A lại da thức Bài thứ bảy: II. Tâm sở Bài thứ tám: Tuỳ phiền não Bài thứ chín: Bất định Tâm sở – III. Sắc pháp Bài thứ mười: IV. Tâm bất tương ưng hành pháp– V. Vô vi pháp Tập nhì: LUẬN A ĐÀ NA THỨC Tập ba: DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI: Lời của dịch giả Bài thứ nhứt - Bài thứ năm: Duy thức tam thập tụng dị giải Bài thứ sáu - Bài thứ bảy: Giải thích các điều nghi Duy thức tam thập tụng: chánh văn NHƠN MINH LUẬN (Bài học thuộc lòng) Nhơn minh luận cương yếu A. Tôn B. Nhơn C. Dụ KHÓA XII KINH KIM CANG BÁT NHÃ TÂM KINH Kinh Bát nhã tóat yếu Bát Nhã Tâm Kinh Phần Đại Bát nhã toát yếu Phần Duyên khởi Phần Chánh tôn Phụ lục: Một “sự nghiệp” của đời tôi
Về tác giả
Hòa thượng pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 07 tháng năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Qui, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.vì quy y từ thuở ấu thơ, Ngài lấy pháp danh là thế danh, nên húy là Trần Thiện Hoa.Thân phụ Ngài là ông Trần Văn Thế pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sáu pháp danh Diệu Tịnh.Ngài là con út trong gia đình tám anh chị em, ba người anh chị của Ngài cũng xuất gia đầu Phật. Cả gia đình Ngài đều quy y với Tổ Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc, pháp danh Thiện Hoa là do Tổ đặt cho Ngài. Nhân đi chùa Phước Hậu, làng Đông Hậu, huyện Trà Ôn làm lễ kỳ siêu cho cha.Ngài quyết xin mẹ cho ở chùa xuất gia, lúc ấy Ngài được 7 tuổi.Sau đó, Ngài được gởi tới chùa Đông Phước, huyện Cái Vồn theo học với Tổ Khánh Anh, được Tổ đặt pháp hiệu là Hoàn Tuyên. Năm 1931, Tổ Khánh Anh lãng chùa Long An ở Đồng Đế, Trà Ôn và khai lớp học gia giáo tại đây.Ngài được nhập chúng theo học, lúc ấy Ngài 14 tuổi. Năm 1935, Phật học đường Lưỡng Xuyên khai giảng, Ngài được theo học tại đây, và ngay năm ấy, Ngài thọ giới Sa Di, lúc 17 tuổi. Năm 1938, Ngài được Ban Giám Đốc Phật học đường cử ra Huế học cùng với các Tăng sinh khác trong lớp đầu tiên, lúc ấy Ngài 20 tuổi, Ngài học ở Phật học đường Tây Thiên hai năm.Sau đó Ngài vào chùa Long Khánh, Qui Nhơn học Phật pháp với Tổ Phước Huệ chùa Thập Tháp hết một năm tròn. Ngài lại trở ra Huế dự học tại Phật học đường Báo Quốc gót bốn năm, rồi đến tòng lâm Kim Sơn một năm.Sau tám năm theo học Ngài trở về miền Nam. Năm 1945, Ngài hợp tác cùng Hòa thượng Trí Tịnh khai giảng Phật học đường Phật Quang tại rạch Bang Chang, xã Thiện Mỹ, Trà Ôn.Số Tăng sinh đến học trên ba mươi vị.Năm 29 tuổi, Ngài thọ giới Tỳ Kheo Bồ Tát tại giới Đàn chùa Kim Huê, Sa Đéc.