- Các bước trồng rau tần ô tại nhà
Bước 1: ngâm hạt giống Bà con có thể bỏ qua bước ngâm hạt và gieo trực tiếp vào đất, nhưng gieo trực tiếp thì hạt tần ô sẽ lâu nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm thấp hơn. Ngâm hạt giống vào nước ấm từ 3 – 6 tiếng, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch rồi để thật ráo.
Bước 2: cho đất trồng vào chậu Đỗ phần đất trồng đã chuẩn bị trước vào chậu trồng rau sao cho bề mặt đất cách miệng chậu từ 3-5cm.
Bước 3: gieo hạt giống Bà con rạch từng hàng thẳng (hàng cách hàng khoảng 5cm) rồi gieo hạt trên đường thẳng đó. Hoặc bà con có thể trộn hạt tần ô với tro trấu rồi gieo rải đều trên bề mặt đất. Sau khi đã gieo hạt, bạn lấp một lớp mỏng 0,5cm lên trên hạt giống và dùng bình phun để tưới ẩm cho bề mặt đất.
Bước 4: chăm sóc cho đến khi hạt nảy mầm Dùng tấm bìa carton hay lớp màng bằng nilon đậy chậu trồng để giữ ẩm và ấm. Sau 5 – 7 ngày hạt nảy mầm thì dở tấm đậy ra.
#3 Cách chăm sóc rau tần ô
Tưới nước: Tiến hành tưới nước 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát, tưới bằng vòi hoa sen hoặc phun sương. Khi tưới cần chú ý đến khả năng thoát nước của đất nhé.
Bón phân: Sau khi gieo hạt tần ô được 7 – 10 ngày, thì bà con có thể tiến hành bón cho chậu rau. Sau đó định kỳ 10-15 ngày thì bón cho cây rau một lần. Dùng các loại phân hữu cơ như: phân trùn quế, phân chuồng hoai hay bón bằng cách tưới phun bằng dịch trùn quế hay phân đạm cá.
Sâu bệnh: rau tần ô về cơ bản ít bị sâu bệnh, mối đe dọa phổ biến là các loại sâu ăn lá. Bà con thường xuyên thăm khám cây để phát hiện kịp thời tình trạng sâu bệnh. Với tiêu chí trồng rau hữu cơ thì bà con nên dùng chế phẩm thảo mộc phòng trừ sâu bệnh phun định kỳ nhé!
#4 Thu hoạch rau tần ô
Khoảng 30 – 40 ngày sau khi gieo hạt là bà con có thể thu hoặc rau tần ô, nếu muốn ăn rau non thì có thể thu hoạch rau ở thời điểm sau gieo từ 25 – 30 ngày.
Sau khi thu hoạch hết rau thì bà con loại bỏ hết gốc rễ trong chậu, sau đó tiến hành xới đất và phơi đất qua 2-3 ngày nắng và bổ sung thêm phân trùn quế, phân bò ủ hoai thì có thể tiếp tục gieo lứa rau tần ô tiếp theo nhé!