Gạt mưa là một bộ phận rất quan trọng. Tuy nhiên, do liên tục chịu ma sát cao khi hoạt động, và phải chịu sự tác động từ tia UV, các yếu tố môi trường khói bụi, ô nhiễm… nên gạt mưa sẽ nhanh bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng. Khi xuống cấp, gạt mưa thường bị kêu, gạt bị rung không ổn định. Đặc biệt vì lưỡi chai mòn nên gạt không còn sạch, làm kính dễ bị vệt, thậm chí nhoè mờ, gây cản trở nghiêm trọng tầm nhìn. Nếu không thay thế sớm sẽ rất dễ dẫn đến các tình huống nguy hiểm khi lái xe, nhất là lái xe trời mưa.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, gạt mưa xe ô tô nên được thay mới định kỳ. Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới với đặc trưng nắng nóng nhiều và mưa cũng nhiều. Điều này khiến gạt mưa rất nhanh lão hoá. Lưỡi bị mòn, rách, chai cứng… Cần bị cong vênh, không còn truyền lực tốt, dẫn đến gạt hoạt động kém hiệu quả.
Gạt mưa ô tô bao lâu phải thay?
Thời gian thay gạt mưa ô tô định kỳ được khuyến cáo là từ 6 đến 12 tháng tuỳ theo loại gạt mưa và mức độ sử dụng. Thay gạt mưa đúng hạn sẽ giúp kính luôn được làm sạch hiệu quả, đảm bảo tầm nhìn, lái xe an toàn. Trong trường hợp dùng nhiều với điều kiện khắc nghiệt hoặc nhận thấy các dấu hiệu gạt mưa bị hỏng thì có thể thay gạt mưa sớm hơn.
Dấu hiệu gạt mưa bị hỏng
Khi nhận thấy các dấu hiệu gạt mưa xuống cấp, bị hỏng nên nhanh chóng kiểm tra và thay mới.
Gạt tạo vệt, kính mờ nhoè
Đây là dấu hiệu thường gặp khi gạt mưa bị xuống cấp. Nguyên nhân do lưỡi gạt bị chai cứng, bám dính nhiều bụi bẩn, bề mặt không còn mịn và phẳn. Nên khi gạt kính thường bị vệt, bị mờ nhoè nước.
Gạt không sạch nước
Hai thanh gạt mưa oto đã được thiết kế kết hợp với nhau để dọn sạch nước trên kính lái. Nếu thấy gạt mưa không đẩy sạch hết nước cần phải kiểm tra gạt mưa. Trong trường hợp này có thể do một phần của đệm lưỡi cao su bị nứt vỡ, đệm không bám mặt kính hoặc thanh gạt gặp trục trặc.
Gạt bị kêu
Gạt mưa bị kêu là một trong các dấu hiệu phổ biến cho thấy gạt mưa đang gặp trục trặc. Gạt mưa bị kêu rột rột, kịch kịch… có thể do lưỡi gạt, các thanh giằng ở lưỡi bị hư hỏng. Nếu lỗi ở thanh giằng thì cần gạt sẽ không tạo đủ lực để ép lưỡi gạt lên mặt kính, dẫn đến gạt vừa kêu vừa không sạch nước. Ngoài ra, nếu mô tơ yếu cũng dễ gây tiếng ồn khi gạt mưa hoạt động.
Lưỡi gạt bị mòn, chai, cứng
Tùy vào mức độ sử dụng và điều kiện sử dụng mà tuổi thọ lưỡi gạt sẽ khác nhau. Lưỡi gạt dù là cao su hay silicone khi còn mới thường mềm, dẻo và mịn. Nhưng khi đã bị lão hoá sẽ mòn, nứt, rách, chai cứng.
Các chốt khóa hoặc cần gạt bị gỉ sét
Nếu quan sát thấy các chốt khóa, cần gạt mưa oto bỉ gỉ sét thì có nghĩa gạt mưa đã xuống cấp nghiêm trọng cần thay mới cả bộ.
Cách Thay Gạt Mưa Sau Ô Tô Xe Hơi: Hướng Dẫn Đơn Giản và Hiệu Quả Gạt mưa sau ô tô xe hơi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tầm nhìn rõ ràng và an toàn khi bạn lái xe. Nhưng theo thời gian và sử dụng, gạt mưa sau có thể mòn hoặc hỏng, yêu cầu việc thay thế. Dưới đây là hướng dẫn đơn giản về cách thay gạt mưa sau ô tô xe hơi: 1. Chuẩn bị công cụ và vật liệu: Gạt mưa sau mới phù hợp với kích thước và mẫu mã của xe. Đầu vít hoặc công cụ tháo gạt (tùy thuộc vào kiểu gắn kết của gạt mưa cũ). 2. Tháo gạt mưa cũ: Nâng tay gạt mưa lên để nó cách xa kính sau. Sử dụng đầu vít hoặc công cụ tháo gạt để mở khóa hoặc tháo vít giữ gạt mưa. Gỡ bỏ gạt mưa cũ ra khỏi tay gạt. 3. Lắp gạt mưa mới: Đặt gạt mưa mới vào vị trí, đảm bảo nó hợp với cấu trúc gắn kết trên tay gạt. Cài đặt và siết chặt vít hoặc khóa gạt mưa để đảm bảo gạt mưa mới được gắn chặt. Kiểm tra bằng cách sử dụng gạt mưa, đảm bảo rằng nó chạm đều lên kính và lau sạch nước mưa.