Bộ đồ thờ tam sự có 3 món gồm lư hương và đôi chân nến (Lưu ý: Đây là bộ đồ thờ nhỏ nhất, phù hợp với ban thờ tại không gian nhỏ như tại chung cư, bàn thờ treo)
Lư hương tròn - đỉnh tròn A0, tai rồng cao 27 cm, rộng (hai tai) 19,5 cm, đường kính bầu 14 cm. Màu vàng sáng bóng. Lư được đúc theo công nghệ Đài Loan.Lư hương hay đỉnh đồnglà vật chủ sự trên bàn thờ gia tiên dùng để thắp trầm hương khi lễ bái thần linh và gia tiên. Đỉnh được đúc bằng đồng, có bầu tròn đúc nổi hình rồng, cổ đứng, miệng loe, hai tai rồng, trên có nắp, tọa trên cùng là con nghê cầu phúc, dưới có ba chân đứng trên bệ tạo nên dáng vẻ uy nghi, linh thiêng. Các phần như bầu, chân, nắp cũng hội tụ những tinh hoa của hội họa và điêu khắc với tính thẩm mỹ rất cao.Đỉnh đồng được Dịch học đánh giá là có đủ đức tính sáng suốt, vui thuận, đắc trung, cương nhu ứng viện nhau để thực hành việc đời, hanh thông, rất tốt.Đôi chân nến - B0 có đế tròn đường kính 10,2 cm, đĩa giữa đường kính 13,3 cm, cao 24,5 cm, nặng 1,4 kg/đôi. Chân nến được đúc với đồ họa tứ linh tinh xảo. Màu vàng sáng bóng, bền đẹp, không mờ không xỉn màu theo thời gian.Đôi chân nến được đúc thành 3 phần ghép với nhau chắc chắn: phần đế loe vững trãi có hình hổ phù, trụ hình con tiện vàng sáng bóng đỡ bát nến xòe rộng ở giữa và phần trụ ở trên tiện tinh xảo với miệng hơi rộng để đỡ cốc nến hoặc cắm nến cây.Đôi nến tượng trưng cho mặt trời (nhật) đặt ở bên trái, phía ngoài ban thờ, và tượng trưng cho mặt trăng (nguyệt) đặt ở bên phải, phía ngoài ban thờ, cộng với những nén hương là tinh tú. Đôi nến và hương khi thắp lên là hành hỏa, mang lại ánh sáng và sự sống cho vạn vật. Từ những đặc tính cơ bản này, người Việt đã hội dần vào bàn thờ nhiều hình tượng mang tính thiêng liêng khác.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
BAN THỜ GIA TIÊN – NƠI HỘI TỤ VĂN HÓA VIỆT
Trong đời sống của người Việt, không gia đình nào không có bàn thờ gia tiên trong nhà, đó là nơi gia chủ bày tấm lòng hàm ân và thành kính đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ và tổ tiên. Tín ngưỡng này là đạo hiếu của người Việt, bởi vì cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông: “Con người có tổ có tông; Như cây có cội, như sông có nguồn”.
Bàn thờ gia tiên là không gian thể hiện văn hóa: “Bách hạnh hiếu vi tiên” và là nơi bồi dưỡng thiện lương cho các thế hệ của gia đình. Bởi, khi bố mẹ hiếu kính với ông bà gia tiên thì con, cháu mới biết hiếu thuận với cha mẹ, ông bà. Khi con trẻ biết hiếu thuận thì mới học được cách quan tâm đến người khác, mà sự quan tâm đến người khác chính là nền tảng thiện lương cần phải bồi dưỡng để có được cuộc sống hạnh phúc trên trường đời.
Hiếu thuận chính là nền tảng bổi đắp thói quen sống có phép tắc, lễ nghĩa cho các thế hệ trẻ từ trong gia đình, khi lớn lên, đó chính là giấy thông hành tốt nhất để vào đời.
Đạo Đức Kinh có nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” – nghĩa là “Trời không thiên vị, thường giúp thiện nhân”.
Kinh Dịch (quẻ Khôn: Văn ngôn) nói: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương". Nghĩa là: “Nhà tích thiện, ắt có dư phúc; Nhà tích bất thiện, ắt có dư họa”.
Trên cơ sở học hỏi từ kinh luân và noi gương các danh gia vọng tộc, các gia đình thời nay có thể cải tạo vận mệnh, tích đức thắng số, khiến cho gia đình và dòng họ của mình có thêm phúc đức, giảm trừ bệnh tật, họa hại, trở nên thịnh vượng dài lâu, con cháu có được nhiều quý nhân phù trợ trên đường đời hiện tại và tương lai.
Dưới đây shop Phúc Đại Lộc xin trích lục “Gia huấn” của một gia tộc nổi tiếng thịnh vượng suốt 2000 năm, đó là gia tộc họ Bùi ở Văn Hỷ, Hà Đông, nay là tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc để cùng tham khảo (nguồn dkn.tv):
"Thờ phụng tổ tiên: Luôn tưởng nhớ nguồn cội, con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn. Nghi lễ với người sống và người chết đều cần chu toàn. Lập chí hướng thiện, làm con cháu hiền thảo, tưởng nhớ ân đức tổ tiên.
Hiếu thuận với cha mẹ: Ân đức của cha mẹ là rộng lớn như trời biển. “Bách hạnh hiếu vi tiên” - bậc làm con phải hiếu kính phụng dưỡng cha mẹ. Chỉ khi có đức hiếu thì mới có được thuận lợi trong cuộc đời. Yêu quý anh em: Nhân gian khó đắc thân người, tình cảm này quý hiếm. Anh em như thể chân tay, cần đoàn kết đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
Tuổi thanh xuấn phải khiêm tốn, cần kiệm lập thân: Cần cù sinh tài, tiết kiệm lưu tài và bảo dưỡng thiện lương. Lập thân là phải siêng năng chăm chỉ để tạo dựng sự nghiệp đồng thời phải tiết chế trong ăn nói để giảm thiểu sai lầm, giữ gìn phẩm giá và bảo tồn sự nghiệp của mình.
Tuổi trưởng thành phải coi trọng tu tâm dưỡng tính, bồi dưỡng thiện lương, khoan dung độ lượng, hành thiện tích đức, dưỡng vời phúc báo. Khi có thành tựu phải khiêm nhường, cung kính để bảo tồn âm đức, làm tấm gương truyền thừa văn hóa thờ phụng tổ tiên cho con cháu noi theo.”