Việc thay gạt mưa ô tô định kỳ là rất quan trọng. Nhưng thực tế rất nhiều người dùng xe lơ là điều này. Không ít người đợi đến lúc gạt mưa bị xuống cấp nặng mới thay. Đây được xem như một sự liều lĩnh, “đánh cược” sự an toàn của bản thân và cả những người tham gia giao thông khác.
Gạt mưa khung mềm (còn gọi là gạt không xương) cũng là một loại gạt sử dụng kết cấu khung kiểu mới, được nhiều hãng lớn ứng dụng gần đây. Khung này được làm bằng cao su hoặc Silicone nên mềm, dẻo, đàn hồi tốt và trọng lượng nhẹ. Các ưu điểm này giúp gạt khung mềm có độ linh hoạt cao hơn và ôm khít mặt kính sát hơn.
Đẳng cấp gạt mưa thế hệ mới.
Thừa hưởng những ưu điểm của công nghệ cũ như:
- Thân gạt silicon mềm, ôm sát mặt kính ôtô
- Lưỡi gạt phủ nano tăng tuổi thọ
- Khớp nối công nghệ cao giúp lắp đặt dễ dàng
Gạt mưa lưỡi kép silicon có những đột phá công nghệ mới như:
- Lưỡi silicon kép giúp gạt sạch gấp đôi
- Lớp phủ nano trên lưỡi gạt giúp chuyển động nhẹ nhàng, êm ái
- Khớp nối xoay 180 độ giúp đổi chiều lưỡi gạt, tăng tuổi thọ
- Thiết kế thân gạt hình cánh gió giúp gạt ôm sát mặt kính
Lý do phải thay gạt nước: Hãy quan sát mặt kính xe hơi: đã đến lúc cần thay gạt nước.
- Các vết trầy xước: Nguyên nhân bụi bẩn, ô nhiễm và côn trùng làm rách lưỡi cao su.
- rυng và sọc: Tác động của môi trường như các tia ô zôn và uv phá hỏng kết cấu hóa học của lưỡi gạt cao su, gây nứt.
- Đoạn quét không đến: Nguyên nhân: dải đàn hồi bị cong hoặc lưỡi gạt bị vênh do nằm yên tại vị trí dừng có nhiệt độ cao trong thời gian dài.
- Chùm cắt ngang: Lưỡi quét mòn, do ảnh hưởng thời tiết và độ hở quá lớn của khung đỡ do mài mòn cơ học.
Chúng tôi có đủ tất cả các kích thước cho các dòng xe từ 14inch đến 26inch
14” = 350mm 16” = 400mm 18” = 450mm 20” = 500mm 22” = 550mm 24” = 600mm 26” = 650mm
Dấu hiệu gạt mưa bị hỏng Khi nhận thấy các dấu hiệu gạt mưa xuống cấp, bị hỏng nên nhanh chóng kiểm tra và thay mới. - Gạt tạo vệt, kính mờ nhoè Đây là dấu hiệu thường gặp khi gạt mưa bị xuống cấp. Nguyên nhân do lưỡi gạt bị chai cứng, bám dính nhiều bụi bẩn, bề mặt không còn mịn và phẳn. Nên khi gạt kính thường bị vệt, bị mờ nhoè nước. - Gạt không sạch nước Hai thanh gạt mưa oto đã được thiết kế kết hợp với nhau để dọn sạch nước trên kính lái. Nếu thấy gạt mưa không đẩy sạch hết nước cần phải kiểm tra gạt mưa. Trong trường hợp này có thể do một phần của đệm lưỡi cao su bị nứt vỡ, đệm không bám mặt kính hoặc thanh gạt gặp trục trặc. - Gạt bị kêu Gạt mưa bị kêu là một trong các dấu hiệu phổ biến cho thấy gạt mưa đang gặp trục trặc. Gạt mưa bị kêu rột rột, kịch kịch… có thể do lưỡi gạt, các thanh giằng ở lưỡi bị hư hỏng. Nếu lỗi ở thanh giằng thì cần gạt sẽ không tạo đủ lực để ép lưỡi gạt lên mặt kính, dẫn đến gạt vừa kêu vừa không sạch nước. Ngoài ra, nếu mô tơ yếu cũng dễ gây tiếng ồn khi gạt mưa hoạt động. - Lưỡi gạt bị mòn, chai, cứng Tùy vào mức độ sử dụng và điều kiện sử dụng mà tuổi thọ lưỡi gạt sẽ khác nhau. Lưỡi gạt dù là cao su hay silicone khi còn mới thường mềm, dẻo và mịn. Nhưng khi đã bị lão hoá sẽ mòn, nứt, rách, chai cứng. - Các chốt khóa hoặc cần gạt bị gỉ sét Nếu quan sát thấy các chốt khóa, cần gạt mưa oto bỉ gỉ sét thì có nghĩa gạt mưa đã xuống cấp nghiêm trọng cần thay mới cả bộ. Gạt mưa có nhiều kích cỡ (chiều dài khác nhau). Các loại kích cỡ gạt mưa ô tô: 14 icnh (350 mm), 16 icnh (400 mm), 18 icnh (450 mm), 20 icnh (500 mm), 22 icnh (550 mm), 24 icnh (600 mm), 26 icnh (650 mm)… Mỗi xe sẽ dùng gạt mưa có kích cỡ (chiều dài) riêng. Thông thường là 1 cây gạt dài (bên lái_ và 1 cây gạt ngắn (bên phụ), cũng có trường 2 cây bằng nhau (nhưng khá ít). Hướng dẫn cách thay gạt mưa ô tô Thanh gạt mưa (còn gọi là lưỡi gạt hay lá gạt) kết nối với cần gạt thông qua chốt. Khi thay bạn chỉ cần bật chốt tháo thanh gạt cũ và lắp thanh gạt mới vào. Cách thay rất đơn giản, có thể tự làm tại nhà.
Câu hỏi thường gặp về gạt mưa ô tô - Khi nào thay cần gạt nước ô tô? Trả lời: Theo các chuyên gia, nên thay gạt mưa ô tô định kỳ sau mỗi 6 – 12 tháng. - Nên dùng gạt mưa khung xương không? Trả lời: Gạt mưa có xương tuy nặng hơn nhưng phân bố lực tốt hơn, giúp ép sát lưỡi vào mặt kính.