Bạc hà núi hay còn được gọi là củ ráy, đây là loại cây mọc hoang dại rất nhiều ngoài tự nhiên giúp đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên về liều lượng và cách sử dụng củ bạc hà núi sao cho chuẩn nhất thì không phải ai cũng biết.
Cách bào chế củ bạc hà núi
Sau khi đào củ bạc hà về, gọt bỏ vỏ, thái mỏng, ngâm trong nước sạch 5 – 7 ngày, thay nước thường xuyên rồi phơi khô. Nếu dùng tươi, phải rang với gạo cho đến khi gạo cháy, rồi đổ nước vào, đun sôi đến khi gạo mềm nhừ mới vớt ra.
Trong quá trình chế biến cần lưu ý, trong cây có các chất độc gây ngứa, cần thận trọng.
Tác dụng củ bạc hà núi trong y học hiện đại
Củ bạc hà núi chứa rất nhiều các thành phần có lợi cho sức khỏe nên nó cũng được ứng dụng rất nhiều trong y học hiện đại. Dưới đây là một số những tác dụng được biết đến nhiều nhất:
Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm
Tác dụng kháng côn trùng
Được sử dụng để làm lành các vết thương phần mềm và có hiệu quả trong việc trị bỏng.
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, ghẻ, sưng tay, sưng chân, giúp làm giảm ngứa,…
Cây bạc hà núi chứa canxi oxalat có thể gây kích ứng da, viêm khoang miệng, niêm mạc,…
Củ bạc hà núi có chứa sapotoxin nên dễ gây ngứa, tê môi, lưỡi và cứng hàm nếu bạn sử dụng trực tiếp.
Tác dụng củ bạc hà núi trong y học cổ truyền
Ngoài các tác dụng trong y học hiện đại, củ bạc hà núi còn được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Củ bạc hà núi được biết đến đến là loại củ có vị nhạt, cay. Theo đông y, củ bạc hà núi có tính hàn và chứa nhiều độc tố. Nếu bạn ăn mà chưa được chế biến thì có thể sẽ bị ngứa trong miệng và cổ họng rất khó chịu.
Trong y học cổ truyền củ bạc hà núi có rất nhiều tác dụng như: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, bình suyễn, giảm đau. Ngoài ra, thân rễ bạc hà núi còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như nổi mề đay, ghẻ, những vết thương ngoài da hoặc rắn cắn.
Tại Trung Quốc củ bạc hà núi còn được người dân sắc nước để hỗ trợ điều trị tình trạng lở gây rụng lông, thũng độc và sốt rét…
Cách sử dụng và liều dùng củ bạc hà núi
Liều dùng: Củ tươi khoảng 150g/ngày, củ khô 25g (Chỉ dùng phần củ dưới mặt đất).
Cách chế biến: Củ đào từ rừng về mọi người bỏ rễ, bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng rồi ngâm nước vo gạo trong khoảng 3 giờ, dùng tươi hoặc đem phơi khô dùng dần.
Cách dùng:
Dùng tươi: Lấy 150g củ tươi, 20g lá đu đủ đực khô sắc với khoảng 5 bát nước, đun cạn lấy còn khoảng 1,5 bát nước chia làm 3 lần uống trong ngày.
Dùng khô: Củ bạc hà khô 20g, lá đu đủ đực khô 20g, nước sạch 5 bát, sắc cạn lấy 1,5 bát nước uống trong ngày.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau.
Liều dùng: 10 – 15g mỗi ngày. Dùng bôi ngoài không kể liều lượng.