Lưu ý sử dụng:
Để máy sủi cao hơn mực nước của bể, tránh không cho máy tiếp xúc với nước
Công dụng máy sủi khí tạo oxy cho bể cá cảnh Hailea ACO 208
- Máy sủi khí tạo oxy Hailea ACO 208 là sản phẩm với nhiều được sử dụng nhiều trong các các hệ thống sủi khí tạo oxy cho bể cá cảnh , bể cá rồng, bể cá hải sản,…
- Thiết kế với vỏ ngoài bằng hợp kim nhôm không gỉ, tản nhiệt lượng tốt
- Hoạt động bằng động cơ điện từ, thông qua đường thẳng đối ứng chuyển động để tạo ra không khí
- Không khí được lọc sạch qua hệ thống lọc khí
Hướng dẫn sử dụng Máy sủi khí đúng cách để đạt hiệu quả:
- Nên chọn máy sục khí có lưu lượng khí phù hợp với thể tích bể cá của mình.
- Bạn nên chọn vị trí đặt máy sục khí ở phía trên của mực nước và có chỗ để thật vững chắc, tất cả các chân chống rung và giảm chấn đều tiếp xúc với các bề mặt chỗ để. Trong trường hợp để lên trên mực nước, bạn không cần đấu van một chiều, điều này sẽ giúp máy chạy mạnh mẽ hơn. Trường hợp để dưới chân bể, hoặc treo ngang thành bể, thấp hơn mực nước, bạn phải đấu thêm van 1 chiều để khi mất điện, hoặc bạn tắt máy, nước sẽ không đi ngược theo ống dẫn vào máy. Kể cả trường hợp dây vòng qua thành bể, nước vẫn đi ngược được vào máy.
- Đầu ra của máy sục khí, tức quả sủi hoặc đĩa sủi, nên được để cách thành bể 1 chút và tránh xa các đầu IN của máy lọc ngoài, hoặc đầu vào của hút mặt, vì luồng nước và bóng khí do máy sục khí tạo ra có thể làm AIR lọc ngoài và giảm hiệu quả của hút mặt.
- Khi máy có dấu hiệu giảm lưu lượng khí, bạn nên kiểm tra đầu ra là quả sủi hoặc đĩa sủi xem còn đảm bảo lưu thông khí không, và tiếp đến bạn kiểm tra vệ sinh đầu vào khí, như hình mình gửi bên dưới.
- Ngắt điện thiết bị khi thực hiện các thao tác dưới nước, vệ sinh bảo trì thiết bị, bể cá…
- Trong trường hợp máy bị rơi xuống nước, bạn nên ngắt điện máy sục khí và các thiết bị điện trong bể cá khác. Lấy máy sục khí ra khỏi bể, tháo ốc và làm sạch nước trong máy, để 2-3 ngày sau mới thử bật lại máy. Với các trường hợp máy bị nước vào, máy của bạn sẽ không được bảo hành nữa.