2.. Chuẩn bị giá thể
– Yêu cầu giá thể trồng đồng tiền chậu: Tơi xốp, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh hại, pH=6- 6,5
– Giá thể trồng chậu: Có nhiều loại giá thể trồng đồng tiền nhưng giá thể tốt nhất là: 1/2 đất + 1/2 xơ dừa + 1/2 phân chuồng (hoai mục).
+ Trước khi trồng, giá thể phải được xử lý nấm bệnh. Dùng Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 – 1/100 lần; hoặc dùng Viben C 50BTN pha theo tỷ lệ 1/400 lần, phun hoặc tưới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 1-2 ngày.
Nếu trồng hoa đồng tiền trong chậu, người trồng nên chuẩn bị giá thể trồng tơi xốp, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh hại, pH = 6 – 6,5, tuy có nhiều loại giá thể trồng đồng tiền nhưng giá thể tốt nhất được trộn theo công thức: 1/2 đất + 1/2 xơ dừa + 1/2 phân chuồng (hoai mục). Chú ý trước khi trồng, giá thể phải được xử lý nấm bệnh bằng cách dùng Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 – 1/100 lần; hoặc dùng Viben C 50BTN pha theo tỷ lệ 1/400 lần, phun hoặc tưới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 1-2 ngày.
Mật độ và khoảng cách trồng
Với kích thước luống 1 thì trồng 3 hàng/luống, với kích thước 2 là trồng 2 hàng/luống. Khoảng cách trồng 30-35 x 35 cm. Đối với trồng chậu nên chọn loại chậu nhựa hoặc sứ có kích thước là kiểu dáng khác nhau, nếu chậu có kích thước 20 x 16 x 22 cm thì trồng 1 cây/chậu.
Cách tưới nước cho hoa đồng tiền
Tưới nước cho hoa đồng tiền vào buổi sáng, tránh tưới vào buổi chiều lúc trời nắng cây dễ bị bệnh. Khi tưới nước chú ý không làm văng đất lên lá. Tuy hoa đồng tiền không chịu được hạn nhưng cũng không ưa ẩm quá, vì vậy tùy vào điều kiện cụ thể có thể 2-3 ngày tưới một lần.
Nên thường xuyên tỉa lá héo úa cho cây để tạo sự thông thoáng cho cây đồng tiền phát triển
Hoa đồng tiền khá dễ trồng mà lại có thể trang trí cho ngôi nhà bạn với ý nghĩa hoan hỷ, sự vui vẻ trong gia đình. Hy vọng với cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hoa đồng tiền sẽ mang lại cho các bạn những kinh nghiệm để có chậu cảnh hoa đồng tiền đẹp.
Bón phân : Nếu trồng trên luống, nên định ký bón cho hoa đồng tiền loại phân Nitrophosphoka (15-5-20 + 2 TE), pha loãng tưới mỗi tuần 1 lần. Ngoài việc bón phân qua rễ, phun thêm phân bón lá cho cây Growmore (30-10-10). Giai đoạn cây ra nụ cần phun thêm các loại phân bón lá như: Multi-K (13-0-46), Nitrat canxi (11-0-0-20 CaO) để làm phát hoa cứng cáp, màu sắc hoa đậm, lâu tàn. Nếu bón nhiều đạm cành hoa mềm yếu, cấm bình hoa dễ bị gục xuống.
Nếu trồng trong chậu, chất liệu trồng là phân rơm và phân trấu mục rất thích hợp với hoa đồng tiền, do đó nên hạn chế bớt lượng phân hóa học. Có thể sử dụng phân DAP bằng cách : ngâm 01 kg DAP vào 05 lít nước, tưới định kỳ 01 tuần/lần theo liều lượng 50 ml phân đã ngâm pha với 10 lít nước, tưới cho đến khi cây có nụ hoa (khoảng 4 tháng sau khi trồng).
Khi cây có nụ cần bổ sung thêm phân Kali (pha loãng tưới vào gốc) theo liều lượng là 01 muỗng canh + 10 lít nước tưới cho cây. Trong giai đoạn này, nên tưới phân xen kẻ với nhau ( 01 tuần tưới phân DAP, 01 tuần tưới phân Kali)
III. SÂU BỆNH
một số sâu bệnh thường gặp trên cây hoa đồng tiền như:
– Nhện đỏ: đây là loài côn trùng gây hại làm giảm năng suất và chất lượng hoa khi thu hoạch. Nhện xuất hiện nhiều ở giai đoạn cây đang cho hoa, nụ bị hại cánh hoa nhạt màu, có nhiều đốm trắng nhỏ trên cánh hoa làm giảm màu sắc hoa. Phòng trị: sử dụng các loại thuốc đặc trị nhện để phun xịt.
– Bọ trĩ : sâu non và trưởng thành chích hút dịch hoa làm cánh hoa có chấm trắng và cong lại. Phòng trị: sử dụng các loại thuốc phòng trị côn trùng chích hút như: Admare, Confidor, Suprathion 40EC, Match 50ND,…
– Bệnh thối gốc (Fusarium sp.) : do nấm lan truyền theo nguồn nước, bệnh lan nhanh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, chúng xâm nhập vào cây qua vết thương, sinh trưởng trong ống dẫn làm tắt ống dẫn. Thời kỳ đầu làm lá cong cuộn lại, héo vàng sau đó biến thành màu đỏ tím, lá khô và chết. Gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra, khi nhổ cây lên rễ trong đất rời ra. Bệnh này khi phát thành dịch rất khó chữa trị, do đó phải thường xuyên kiểm tra và ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh, khi phát hiện bệnh thì nhổ ngay cây bệnh đem tiêu hủy, vệ sinh thường xuyên cho cây. Dùng Benlate C, Ridomil MZ 72 WP để phòng bệnh cho cây.
– Bệnh mốc tro: do nấm Botrytis cinerea gây ra, cây bị bệnh lá xuất hiện đốm mốc màu tro, trời ẩm vết bệnh có màu vàng nâu. Lá non bị bệnh sẽ thối nát và khô, bệnh nặng cả cây thối mềm và chết. Phải thường xuyên kiểm tra vườn và kịp thời nhổ bỏ cây bệnh. Dùng Rovral 50WP, Benlate BTN 50%, Sumi-eight,…để phòng trừ.
– Bệnh phấn trắng: do nấm Didium geberathium gây hại, bệnh chủ yếu gây hại trên lá, làm cho lá có đốm mốc màu trắng, sau đó lan rộng thành những đốm hình tròn hoặc hình bầu dục, cây bị hại lá bị cong lại, bệnh nặng lá ít, nhỏ, lá chuyển màu nâu vàng và khô, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Biện pháp phòng trị: Chăm sóc tốt cho cây để nâng cao sức đề kháng của cây. Vệ sinh vườn thường xuyên, ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh (nếu trồng trên luống nên tránh trồng 2 vụ Đồng tiền trên cùng một mảnh đất). Khi phát hiện bệnh dùng thuốc như: Kocide 61,4D, Score 250EC, Ridomil BTN, Cantop-M 43SC,…
– Bệnh đốm lá do nấm Cercospora sp. gây ra. Vết bệnh ban đầu là những hình tròn nhỏ hoặc bất định, màu nâu nhạt, nâu đen, nằm rãi rác trên phiến lá dọc gân lá. Bệnh lan từ các lá dưới lên lá trên. Bệnh hại cả cuống hoa và cánh hoa, làm hoa gãy gục. Trên cánh hoa, bệnh làm cháy cánh hoa dẫn đến hoa xấu, mau tàn.
Biện pháp phòng trị: Thường xuyên kiểm tra ruộng và ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh. Khi hoa bị bệnh không nên tưới nước vào lúc chiều tối. Phun một trong các loại thuốc sau: Score 250 EC, Anvil 5 SC, Ridomil, Aliettle, Sumi-eight 12.5 WP,…để phòng ngừa.
Lưu Ý đặc biệt : Hoa Đồng tiền không chịu được mưa nhiều, sương muối và cường độ ánh sáng cao. Do vậy, trồng đồng tiền cần phải làm nhà che tránh mưa, sương muối và hạn chế ánh sáng trực xạ.