Vi lượng EDTA Mn 13% (Mangan) là phân bón vi lượng Chelate Mn có dạng bột mịn, tan hoàn toàn, giúp cây hấp thụ ngay lập tức; Đồng thời khắc phục hoàn toàn thiếu hụt vi lượng Mangan. Kích thích cây hấp thụ Lân và phát triển bộ rễ mạnh mẽ, phân hóa mầm hoa cực mạnh, giúp cây ra hoa đồng loạt tăng tỉ lệ đậu trái.
Phân bón vi lượng EDTA Mn 13% (Mangan) là một trong những dưỡng chất thiết yếu tham gia chuyển hóa enzym, tổng hợp chất diệp lục. Giảm thiểu tình trạng vàng giữa gân lá, đồng hóa dưỡng chất đạm. Vi lượng Mn góp phần vào tăng năng suất cây trồng, cải thiện sức khỏe cây trồng.
1. Thông tin sản phẩm Mangan Chelate
- Thành phần: Mn = 13 % (chelated)
- Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, manganese disodium complex
- Công thức phân tử: C10H12N2O8MnNa2 (EDTA-MnNa2)
- Khối lượng phân tử: 389,1
- pH = 6 - 8 (nồng độ 1%)
- Ngoại quan: Dạng bột màu vàng sáng.
- Độ tan của Mangan Chelate, Mn-EDTA-13 hòa tan tốt và ổn định trong nước, độ hòa tan trong nước 99,97%
Quy cách: túi zip 100g; 500g; 1kg hàng đảm bảo chất lượng chiết lẻ từ bao 25kg;
Xuất xứ: India-Ấn Độ
Hướng dẫn sử dụng Mangan Chelate (Mn-EDTA)
Mangan Chelate có thể sử dụng để bón bổ sung dinh dưỡng trực tiếp vào đất, trộn với các loại phân bón, thuốc trừ sâu bệnh khác để bón, có thể phun lên lá, tưới gốc, dùng để ngâm tẩm hạt giống, nhúng rễ và hom trước khi trồng.
- Bổ sung dinh dưỡng Mangan trực tiếp vào đất bằng cách hòa nước tưới cho cây trồng với nồng độ 20-100ppm (mg/L).
- Trộn cùng phân bón hóa học, phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh... với tỷ lệ 0,05 - 0,5kg/tấn.
- Phun trực tiếp lên cây trồng hoặc trộn cùng phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật, ngâm ủ hạt giống với nồng độ 5-10ppm (mg/L).
Lưu ý: Nồng độ, lượng Mangan chelate bón cho cây trồng còn tùy thuộc vào nhu cầu của từng loại cây, khả năng cung cấp của đất.
2. Sử dụng Mangan Chelate
- Trong nông nghiệp: Cung cấp trực tiếp dinh dưỡng vi lượng Mangan cho cây trồng qua đường rễ và qua lá.
- Trong sản xuất phân bón: Dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hỗn hợp cao cấp NPK + TE, phân bón vi lượng và phân bón qua lá.
3. Tác dụng của yếu tố Mangan đối với sự phát triển của cây trồng
+ Xúc tác trong một số phản ứng enzym và sinh lý trong cây, là một thành phần của pyruvate carboxylasaza.
+ Liên quan đến quá trình hô hấp của cây.
+ Hoạt hóa các enzym liên quan đến sự chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố.
+ Kiểm soát thế oxyhóa- khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.
4. Triệu chứng thiếu hụt Mangan trên cây trồng
Thiếu Mangan lá có thể xuất hiện những đốm xám hoặc vàng thẫm ở chung quanh rìa lá. Cũng giống như Sắt, triệu chứng thiếu Mangan thường xảy ra trên vùng đất đá vôi vì khi bón Mangan thì Mangan trở thành dạng không tan. Thực hiện việc acid hóa đất như đã đề cập ở phần Sắt sẽ cải thiện tình trạng này đáng kể, hoặc sử dụng Mangan sun phát là dạng dễ tan để bón vào đất. Ngược lại, ngộ độc Mangan thường xảy ra trên những đất quá axít do Mangan trở thành dạng hòa tan nhanh nên cây sẽ bị thừa Mangan.
Thiếu Mangan gân của các lá non úa vàng, lá mất màu xanh, gân chính và gân phụ màu xanh đậm tạo thành các dạng ô vuông, xuất hiện các đốm vàng và hoại tử, xuất hiện vùng xám vàng gần cuống lá non.
Cũng vì mangan rất ít di động, nên hiện tượng thiếu mangan thường có biểu hiện trước tiên ở các lá non. Ở cây lá rộng, bản lá vàng còn có các gân lá vẫn giữ màu xanh. Ở cây hòa thảo hiện tượng này cũng xuất hiện nhưng không rõ ràng.