cay sala
cây vô ưu hay còn gọi là cây đầu lân là loài hoa linh thiêng trong đạo phật gắn liền với cuộc đời Đức Phật Thích Ca. Ngắm và thưởng thức mùi hương lạ kỳ của hoa Sala, bạn sẽ cảm thấy trong tâm khởi lên niềm hoan hỷ, an lạc, hạnh phúc tới bình yên khó tả... giúp con người giác ngộ xóa sạch ưu phiền đúng với tên gọi Vô ưu
Cũng giống như Bồ Đề, cây sala cũng có nhiều ý nghĩa linh thiêng trong đạo Phật đặc biệt là Phật giáo nguyên thủy bởi chúng gắn liền với cuộc đời Đức phật Thích Ca. Theo Kinh điển Phật giáo cho chúng ta biết rằng đức Phật được sinh ra dưới bóng cây Sala trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni) và chết giữa hai cây sa la ở Kushinagara (Câu-thi-na).
Ngày xưa, theo tục lệ, khi chuẩn bị đến kỳ mãn nguyệt khai hoa người con gái phải trở về quê cha mẹ để để sinh nở và Hoàng hậu Maya cũng không ngoại lệ. Tới ngày gần sinh, bà cùng với đoàn tùy tùng rời Kapilavatthu về nhà cha mẹ để sinh. Dọc đường, Hoàng hậu dừng chân nghỉ tại dưới gốc một cây Sa la ở khu vườn Lumbini, ngoại thành Kapilavatthu, thuộc nước Nepal ngày nay. Cơn đau sinh ập đến, bà tìm nơi bấu víu và cây liền nghiêng nhánh xuống cho bà vịn. Hoàng Hậu vừa vin cây thì cậu bé Siddharta ra đời và sau này tu luyện trở thành Đức Phật Thích Ca.
Chính vì thế sau này hình ảnh cây Sala vươn nhánh xuống cho hoàng hậu vịn trong lúc hạ sinh đức phật mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn.
Chùm hoa Sala nhìn giống với thần rắn Naga. Mỗi bông hoa gồm 6 cánh hoa xòe rộng che phần nhụy giống như con rắn hổ mang chín đầu đang phùng mang lên để bảo vệ Đức Phật Thích Ca lúc ngài nhập định liên tục bảy bảy bốn chín ngày dưới gốc cây bồ đề. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, có kể rằng, trên đoạn đường cuối cùng trong chuyến vân du về Câu Thi Na (Kushinagara) Đức Phật đã viên tịch giữa 2 cây sala trong tư thế nằm nghiêng, đầu hướng về phương Bắc”. Khi Ngài vừa nằm xuống, bỗng hai cây sala nở hoa rực rỡ, thơm ngát, mặc dù lúc đó không phải là mùa ra hoa, như để tiễn đưa đấng Đạo Sư về cõi niết bàn, về với cảnh giới chân như muôn thuở…