Đặc điểm mai Đại Lộc
- Đây là giống mai đột biến được nhân giống bằng phương pháp ghép để đảm bảo giống thuần với cây mẹ ban đầu, không bị lai tạp bởi các giống mai khác.
- Dù cây mai Đại Lộc sau khi ra hoa vẫn có hạt nhưng vẫn chưa có nhà vườn nào sử dụng hạt để trồng. Vì họ không dám đảm bảo cây con mọc từ hạt sẽ thuần giống với cây mẹ.
- Số lượng cánh hoa mai đại lộc sẽ từ 24 đến 48 cánh, cánh to, so về kích cỡ thì không thua kém mai giảo Thủ Đức.
- Nụ hoa khi nở sẽ khác biệt do búp hoa khi nứt ra ở trạng thái còn nhỏ sau đó cánh hoa mới sẽ nở dần to ra.
- Lá mai có dáng thuôn dài và ít bo tròn.
- Đối với cây mai trưởng thành có số lượng nụ rất nhiều, có khả năng sẽ mọc thành từng chùm lớn.
- Tỷ lê rụng nụ rất thấp so với các loại mai nhiều cánh khác.
Hướng dẫn cách chăm sóc mai Đại Lộc
1. Đất trồng mai Đại Lộc
Chọn vị trí có ánh sáng tốt để cây mai Đại Lộc sinh trưởng phát triển tốt. Đất trồng mai vàng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng, chế độ thoát nước tốt khi mùa mưa đến.
2. Chế độ tưới nước của mai Đại Lộc
Phải duy trì độ ẩm đất từ 60 – 70% trong quá trình trồng và chăm sóc cây mai. Các bạn nên tưới 1 – 2 lần/ngày, tưới vào lúc sáng sớm và chiều sớm, tránh tưới muộn sẽ làm cây dễ bị úng và gây chết cây.
3. Cách cắt tỉa mai Đại Lộc
Đảm bảo cắt không quá 50% tổng lượng diện tích lá của cây mai. Nếu cắt quá nhiều sẽ làm cho cây mai sinh trưởng phát triển chậm, không ra hoa kịp vào dịp Tết.
4. Cách sửa dụng phân bón cho mai Đại Lộc
Các bạn nên chọn những loại phân bón thúc như là phân đạm và lân với hàm lượng nhiều hơn kali ít hơn. Ngoài ra, các bạn nên sử dụng phân NPK với hàm lượng cao để bón như NPK 20 – 20 – 15 TE. Thông thường các bạn sẽ bón từ 2 – 3 lần/tháng.
5. Phòng trừ sâu bệnh cho cây mai đại lộc
Dọn sạch cỏ dại để cho cây mai có thể sinh trưởng tốt hơn. Thường xuyên kiểm tra vườn mai để kịp thời xử lý các tác nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.