Mít ở nước ta có các nhóm chính là mít mật, mít dai, Mít Nài, mít Tố Nữ dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống v.v… Tùy theo mục đích sử dụng mà bà con chọn giống trồng cho phù hợp. Nếu trồng với diện tích lớn thành hàng hóa thì nên liên hệ hoặc ký hợp đồng liên kết với các đơn vị tiêu thụ như Cty CP VINAMIT để được tư vấn về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái… Hiện nay các tỉnh phía Nam đang trồng nhiều giống mít được chọn tạo trong nước hoặc nhập nội cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến như: mít Nghệ CS M99-I, mít Thái, mít Mã Lai… Mít tứ quí giống cây dễ trồng, ra trái quanh năm, chịu hạn tốt, ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn. Loại Mít này cho nhiều múi, ít sơ, cơm vàng nghệ, dày giòn, ngọt và khô ráo, giòn. Thích hợp ăn tươi hay sấy khô. Mít nghệ tứ quý ra hoa quanh năm mà không cần phải xử lý thuốc kích thích ra hoa.Dùng hạt cây Mít mật, Mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.
Đến nơi bán
Đến nơi bán
Đến nơi bán
Đến nơi bán
Đến nơi bán
Đến nơi bán
Xem thêm 6 nơi bán khác