đào bát tiên
CÂY GIỐNG ĐÀO BÁT TIÊNĐối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ "liễu yếu đào tơ". Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam. Loài hoa này nở vào mùa xuân biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, tình bạn khắng khít, thân thiết trường tồn. Ngoài ra sau mỗi đợt hoa đẹp để trưng tết, cây đào còn cho bà con nông dân thu hoạch quả đào, mang lại nguồn lợi kinh tế cho bà con nông dân.Đào là nguồn niacin, thiamin, kali và can-xi tuyệt vời. Đào cũng có hàm lượng cao beta-caroten – một chất chống ô-xy hóa chuyển thành vitamin A. Nó rất cần cho sức khỏe của tim.Tốt cho tim mạch: Quả đào có hàm lượng chất xơ cao. Có 2 loại chất xơ: chất xơ không hòa tan (không tan trong nước) và chất xơ hòa tan. Chất xơ không hòa tan có lợi cho sức khỏe tim vì nó rút nước và làm tăng khối phân, giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng. Việc làm sạch thành ruột cũng làm tăng lượng chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu và giải độc cho cơ thể. Chất xơ không hòa tan cũng giúp giảm nồng độ cholesterol.Tác dụng của quả đào bát tiên:Làm đẹp da : Lượng chất chống ô-xy hóa trong quả đào cũng hỗ trợ duy trì hệ tiết niệu, tiêu hóa đặc biệt là làm đẹp da mặt.Đặc biệt, khi chín, lượng vitamin C tăng cao hơn rất nhiều, bạn có thể xay đào chín với sữa chua để có làn da căng mịn.Với da nhiều nếp nhăn, khô và sạm, các chị có thể kết hợp Đào chín với mật ong và lòng đỏ trứng gà. Chỉ sau 1-2 tháng, chắc chắn các chị sẽ cảm thấy da mịn hơn, sáng hơn.1. Đặc điểm của cây giốngÐào – Prunus persica Stokes (Amygdalus persica L.), thuộc họ hoa hồng (Rosaceae), còn có tên gọi khác là quả sơn đào, mao đào, bạch đào hồng đào… Quả đào hơi vàng, hơi đỏ, có vỏ mượt như nhung, cùi thịt trắng hoặc vàng, nhiều nước (tùy từng loại).2. Chiều cao cây giống : 30cm- 40 cm3. Mật độ, khoảng cách trồng : 4m x 4 m4. Thời gian thu hoạch: 12 tháng sau khi trồng