CHI TIẾT SẢN PHẨM
Cây cối xay còn được gọi là cây kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo. Cây thuộc họ cẩm quỳ, thân thảo sống lâu năm
Cây cao tầm 1m, lá xanh hình tim nhám tho ráp, hoa vàng, quả hình cối xay nên được giân dan gọi là cây cối xay.
Cây mọc hoang trên khắp cả nước: ở ven đường sườn đồi… Cây sống và phát triển tốt ở các vùng khí hậu mọi địa hình.
Theo y học cổ truyền cây có vị ngọt, tính bình. Các bộ phận cả cây đều được thu hái phơi khô làm th. Khi tươi ta có thể hầm với thịt lợn nạc ăn hằng ngày để điều trừ tai điếc, ù tai rất tốt.
Tên khoa học:(L.) Sweet. họ Bông ().
Tên thường gọi: cây Dằng xay, Quýnh ma, Kim hoa thảo, Ma bản thảo, Ma mãnh thảo, Nhĩ Hương thảo, Co tó tép (Thái), Phao tôn (Tày)…
Cây nhỏ, sống dai, mọc thành bụi, cao 1 -1,5m, có lông mềm hình sao. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, mép khía rang. Hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống gấp khúc, quả nom giống cái cối xay, có lông. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.
3. Thu hoạch
Thu hái cây vào mùa hè thu, đem phơi hay sấy khô; có thể thành bột để dùng dần.
4. Vùng trồng, cách trồng
Cây cối xay phân bố ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng làm th. Nhân giống bằng hạt vào đầu mùa mưa.
Các thành phần hóa học
Cây chứa các flavonoid (gossypin, gossypitin, cyannidin – 3 – rutinosid), hợp chất phenol, acid amin, acid hữu cơ, đường.
Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagin.
Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic.
Rễ chứa dầu béo, β- sitosterol, β-amyrin và một alcaloid chưa xác định.
Gần dây, các nhà khoa học còn phát hiện trong cây chứa 2 hợp chất mới là Abutilin A và (R) – N – (1’ – methoxycarbonyl – 2’ – phenylethyl) – 4 – hydrobenzamid.