Đặc điểm keo Epoxy đổ mặt bàn trong suốt – Crystal Clear LRAB312
- Là loại keo epoxy resin trong suốt chuyên dùng để đổ mặt bàn.
- Ngoài ra sản phẩm cũng có thể đổ mặt ngọc hoặc làm đồ thủ công, làm bảng tên, minifood, vẽ tranh 3d, làm đá trang sức,
- Chất liệu trong vắt, không bọt, không vàng, dễ pha chế và sử dụng, dễ dàng pha màu.
- Sản phẩm epoxy resin trong suốt LRAB312 khi pha ở dạng lỏng sệt, sau 8h – 10h đông cứng vừa có thể tách khuôn hoặc vẽ và sau 24h đạt độ cứng tuyệt đối
- Không dính khuôn và không ăn khuôn, chống vàng và tia UV
- Nhựa gồm hai thành phần keo trong suốt và đóng rắn (chất xúc tác). Pha theo tỉ lệ 3:1. Ba phần nhựa (keo) pha 1 phần xúc tác (chất đóng rắn).Ví dụ : 300ml nhựa sẽ pha với 100ml xúc tác. Khi pha trộn hai thành phần lại khuấy nhẹ và đều đến khi hỗn hợp trong vắt và đồng nhất thì có thể rót ra khuôn.
Hướng dẫn cách làm mặt bàn bằng keo epoxy LRAB312
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Gỗ: Bạn nên tìm mua các loại gỗ có vân đẹp, hình dạng phù hợp thiết kế sản phẩm mong muốn.
- Keo Epoxy Resin: Bạn nên chuẩn bị sẵn 2 hộp keo A và B của LRAB312
- Màu pha: Bạn có thể chọn mua các loại tinh màu dùng để pha resin, bột màu nhũ (tạo các hiệu ứng ánh kim rất đẹp & sang trọng), bột màu dạ quang (nên dùng để pha màu vẽ tạo điểm nhấn khi vào tối),…
- Nguyên vật liệu tạo khuôn: Tấm alu, Keo Silicon Apolo, tape,…
- Nhám & Lơ đánh bóng:
- Nhám nên loại nhám đĩa từ số nhỏ đến độ hạt P3000, P5000
- Dung dịch đánh bóng: Có thể dùng của 3M hoặc của Farecla
Bước 2: Tạo khuôn
Tùy theo ý tưởng sáng tạo của bạn, vì epoxy LRAB312 là dạng keo lỏng. Bạn sẽ cần tạo khuôn thật chính xác và cố định chắc chắn trước khi đổ keo.
Hóa Chất Long Vũ cũng có một số loại khuôn silicon bán sẵn cho tiện sử dụng. Nhưng nếu có sẵn, hoặc muốn sáng tạo bạn cũng có thể tự làm khuôn cho mình bằng bất cứ thứ gì có thể tạo hình được.
Trong ứng dụng đổ mặt bàn bằng keo resin epoxy, khuôn thường làm từ các tấm alu hoặc dán tape để thuận tiện cho việc tháo khuôn và tái sử dụng. Bạn cũng có thể dùng thêm keo silicone để chít các khe hở, giúp keo không bị chảy ra ngoài.
Bước 3: Pha keo
Pha keo theo đúng tỉ lệ hướng dẫn của sản phẩm (tỉ lệ thường thấy trên thị trường hiện tại 3A:1B). Khuấy nhẹ nhàng từ 3 đến 5 phút cho keo và chất đóng rắn trộn lẫn.
Khi hỗn hợp đều sẽ có màu đồng nhất. Để yên khoảng 5 đến 10 phút cho bong bóng nổi bớt lên. Có thể dùng khò nóng để xử lý bọt.
Bước 4: Đổ keo
Đổ nhẹ nhàng vào khuôn, để keo tràn tự nhiên không nên tác động mạnh sẽ tạo bọt khí. Không nạo vét keo trong ca pha để thêm vào vì có thể nhiều góc keo chưa tan hết hoặc nhiều bọt khí. Nếu trong khuôn có vật thể tạo bố cục thì cần chú ý nhẹ nhàng khéo léo để không bị dịch chuyển khi keo tràn qua.
Để yên từ 8-10h cho keo khô bề mặt. Tùy theo loại keo và dung tích và thời gian đông cứng cũng khác nhau theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Có thể dùng nhiệt (đèn sấy) để xử lý bọt.
Nếu bạn đổ dày có thể chia thành nhiều lớp, mỗi lớp cách nhau 8-10h (khi keo bắt đầu khô bề mặt).
Bước 5: Tháo khuôn và đánh bóng
Tùy theo loại thành phẩm, độ chi tiết mà ta có thể dùng máy cắt, máy mài, máy đánh bóng. Hay có thể sử dụng giấy nhám các loại từ thô đến mịn để cắt, mài, tạo hình và đánh bóng thành phẩm cuối cùng.
Chú ý khi pha keo epoxy đổ mặt bàn LRAB312
Lưu ý:
- Sử dụng cân tiểu ly hoặc cốc chia vạch để đong đúng tỉ lệ.
- Khi pha màu vào nhựa phải pha trước khi cho xúc tác vào
- Nếu đổ nhiều lớp nên pha màu 1 lần vào chất A & trộn một phần với chất B để đổ từng lớp. .Điều này giúp chúng ta không phải pha màu nhiều lần gây ra màu không đồng nhất giữa các lớp
- Khuấy nhẹ để khi hỗn hợp trong vắt như nước (nếu không pha màu). Khi rót nhựa ra không vét thành cốc vì thành cốc có nhiều nhựa chưa tan hết.
- Có thể trộn nhựa cứng và nhựa dẻo để ra thành phẩm trong hơn và có độ cứng và dẻo vừa ý.
- Luôn luôn sử dụng găng tay và khẩu trang khi pha keo epoxy resin