Tre luồng được xếp trong họ Hòa Thảo. Nó có tên khoa học là Tên khoa học Dendrocalamus barbatus. Một số tài liệu còn ghi là Dendrocalamus membranaceus Munro.
Đặc điểm
Luồng Thanh Hóa sống thành từng cụm, thân mọc phân tán. Thân thẳng phân đốt. Mỗi đốt dài 20 – 50cm, đường kính phổ biến 8 – 10cm. Tre luồng cũng là một trong số những loài thuộc bộ Tre có chiều dài lớn. Khi phát triển đến độ thu hoạch, mỗi cây luồng có thể cao từ 15 – 30m. Cũng không khó để tìm thấy những cây cao tới 50m.
Lá cây luồng có dạng thuôn dài, đầu lá nhọn. Cả hai bên mép lá đều rất bén. Gân lá song song đối xứng hai bên và nổi rõ đường gân.
Thân cây luồng thẳng, lớp vỏ bên ngoài có màu xanh đậm khi đã trưởng thành. Nếu trồng được 1 – 2 năm thì có màu xanh non. Chúng ta có thể bắt đầu khai thác luồng khi đã trồng được khoảng 5 – 6 năm.
Trong thân tre luồng có chứa lượng xenlulozơ cao, lên tới 54%. Các thành phần còn lại bao gồm lignin (22,4%), pentozan (18,8%). Cấu trúc sợi luồng dài và dày, có độ bền cao.