Bạn Đang Nghịch Gì Với Đời Mình ?
Bạn có biết cuộc đời là gì không? Cuộc đời của chúng ta kéo dài từ khoảnh khắc ta được sinh ra cho đến khoảnh khắc ta chết đi, và có lẽ còn hơn thế nữa. Bạn đang nghịch gì với đời mình do triết gia Jiddu Krishnamurti viết giúp bạn hiểu và đi tìm ý nghĩa - mục đích của cuộc sống.
Bạn Đang Nghịch Gì Với Đời Mình xoay quanh những suy nghĩ của J.Krishnamurti về nhiều vấn đề trong cuộc sống của các bạn trẻ là những ý kiến đóng góp độc đáo và chân thực nhất cho tư tưởng giáo dục thế kỷ 21. Những điều mà ông cố gắng truyền tải không can dự gì đến triết lý cuộc đời, chúng là nghệ thuật khám phá cả thế giới bên ngoài lẫn những suy nghĩ và hành vi bên trong mỗi chúng ta; là sự hiểu biết về tâm trí và trái tim, cũng như về tính toàn thể, vẹn tròn của cuộc sống.
Khi còn trẻ, bạn hay tôi thật khó để biết mình yêu thích công việc gì, bởi vì chúng ta muốn làm rất nhiều thứ. Bạn muốn trở thành một kỹ sư, một người lái tàu, một phi công mang mơ ước bay vào trời xanh; hoặc có thể bạn muốn trở thành một nhà hùng biện hay một chính khách nổi tiếng. Bạn cũng có thể muốn trở thành một nghệ sĩ, một nhà hóa học, một nhà thơ, hay một thợ mộc. Bạn có thể muốn làm việc trí óc hay làm việc chân tay. Liệu những công việc này có phải là những việc mà bạn thực sự yêu thích, hay sự hứng thú với chúng chỉ đến từ phản ứng trước áp lực của xã hội? Làm thế nào để có thể tìm thấy công việc mình yêu thích?
Quyển sách bao gồm bốn phần – Bản ngã và cuộc đời của bạn – Hiểu biết bản thân, chìa khóa của tự do – Giáo dục công việc và tiền bạc – những mối tương quan. Qua mỗi phần sẽ có nhiều chương nhỏ để triết gia J. Krishnamurti dẫn dắt người đọc đến những vấn đề thực tiễn từ suy nghĩ, thấu thị, hiểu biết, đến hành động cụ thể. Ông chỉ ra rằng ngay với cả nỗi sợ hãi, sự buồn chán, hạnh phúc hay đau khổ, thành công thất bại đều có thể hòa giải trong ý nghĩ của một tâm hồn biết tĩnh lặng.
Bạn sao, thế giới vậy, và vấn đề của bạn là vấn đề của thế giới, thế nhưng bằng một cách nào đó chúng ta dường như luôn lãng quên điều này. Vậy thì hãy bắt đầu học cách tĩnh lặng trong phạm vi gần gũi thôi, hãy lưu tâm đến sự hiện hữu hằng ngày của chính mình, từ ý nghĩ, cảm xúc cho đến những hành vi, hoạt động sống cơ bản, cũng như lưu tâm đến mối tương quan giữa chúng ta và các ý tưởng hay niềm tin.
Đọc Bạn Đang Nghịch Gì Với Đời Mình - bạn sẽ khám phá được rằng những ai phải đủ thông minh, sự khôn ngoan, không sợ hãi và từ chối bước trên lối mòn truyền thống của xã hội mới tìm thấy điều mình yêu thích.
Cuộc sống là một nguồn nước sâu. Người ta có thể đến với nó với những cái xô nhỏ và chỉ múc được một ít nước, hoặc người ta có thể đến với nó với những cái thùng lớn, múc nhiều nước để sinh hoạt và dự trữ. Thời trẻ là quãng thời gian lý tưởng để người ta tìm tòi và trải nghiệm mọi thứ. Chúc bạn thành công.
Thông tin tác giả J. Krishnamurti
J. Krishnamurti
Sinh (1895-1986) là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về triết học và các vấn đề tinh thần. Các chủ đề ông quan tâm thường là: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu. Cuộc sống và những lời dạy của Jiddu Krishnamurti trải dài trong phần lớn thế kỷ XX, được nhiều người tôn vinh là một con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức nhân loại trong thời đại hiện nay.
Toàn bộ tác phẩm của Jiddu Krishnamurti và các tác phẩm viết về ông tương đương với khoảng 400 quyển sách cỡ trung. Đã có trên 70 đầu sách tổng hợp nội dung từ những buổi diễn thuyết, thảo luận trên khắp thế giới của Krishnamurti được phát hành và tái bản nhiều lần.
Ở tuổi 90, Kisthnamurit đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức. Ông được trao tặng Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc vào năm 1984. Những tác phẩm khác đã được xuất bản ở Việt Nam: Bạn đang nghịch gì với đời mình?,Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, Tự do vượt trên sự hiểu biết….
Tác giả: J. Krishnamurti
- Ngày xuất bản: 11-2018
- Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
- Hình thức bìa: Bìa mềm
- Số trang: 308
#Bạn đang nghịch gì với đời mình #bandangnghichgivoidoiminh #J. Krishnamurti