1. Giới thiệu về sản phẩm (Ca(NO3)2.4H2O) CaO = 26%; N = 15,5%
- Canxi nitrat Ca(NO3)2 là gì? Canxi nitrat là một hợp chất hữu cơ với công tức hóa học Ca(NO3)2. Đây là muối không màu, hút ẩm từ không khí và thường thấy ở dạng ngậm 3 phân tử nước.
- Tên khác: Calcium Nitrate, Kalksalpeter, nitrocalcite, Norwegian saltpeter, lime nitrate
- Hàm lượng dinh dưỡng: CaO = 26%; N = 15,5%
- Độ tinh khiết cao: 99%
- Ngoại quan: Bột tinh thể màu trắng
- Độ tan: Bột tinh thể mịn hòa tan nhanh trong nước mà không có bất kỳ dư lượng.
- Phù hợp để áp dụng cho tất các các hệ thống tưới: tưới nhỏ giọt, hệ thống vòi phun sương, phun lên lá.
2. Tác dụng của (Ca(NO3)2.4H2O) đối với cây trồng
- (Ca(NO3)2.4H2O) là loại là loại phân bón cao cấp vừa chứa hàm lượng CaO = 26% vừa giúp cung cấp N = 15,5% cho cây trồng, rất phù hợp với cây có nhu cầu đạm như: các loại rau màu, đậu phộng, lúa...
- Canxi Nitorat giúp bổ sung canxi cho cây trồng, tăng khả năng hấp thu các chất vi trung lượng.
- Canxi Nitorat giúp đẩy nhanh quá trình nảy mầm của hạt giống
- Canxi Nitorat giúp bệ rễ của cây phát triển, nâng cao khả năng giữ và hấp thụ dinh dưỡng của hệ thống rễ
- Canxi Nitorat giúp tăng khả năng chống chịu bệnh của cây trồng, đặc biệt là các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng như thối đít trái
- Canxi Nitorat còn giúp tăng khả năng đậu trái, giảm rụng trái non, tăng độ ngọt của trái, giúp cây lúa cứng cây, chống đổ ngã.
- Ngoài ra, với cây ăn quả, bón Ca(NO3)2 làm cho quả có lượng đường cao hơn, ngọt hơn. Các cây họ đậu như: lạc, đậu tương, đậu ván… thì Ca là chất dinh dưỡng rất quan trọng. Bởi thiếu Ca đậu sẽ bị lép hay hạt không no tròn. Vậy nên nông dân thường có câu: “Không lân, không vôi thì thôi trồng đậu” là thế.
- Ca(NO3)2 có tác dụng làm tăng pH đất, ức chế sự phất triển của các loại nấm bệnh trong đất
- Đặc biệt hơn nữa, Ca(NO3)2 cải tạo đất, giúp hạ phèn, khử mặn, ngăn chặn sự suy thoái của đất, phục hồi cấu trúc đất làm cho đất thông thoáng, thấm nước tốt, giảm ngộ độc Mangan Mn, sắt Fe, nhôm Al...
Hướng dẫn sử dụng Canxi nitrat Ca(NO3)2
- Đối với lúa: phun 3 lần/vụ:
- Lần 1: Sau sạ 30 - 35 ngày, lượng 100g/bình 8 lít.
- Lần 2: Sau sạ 40 - 45 ngày, lượng 150 - 200g/bình 8 lít
- Lần 3: Sau sạ 60 ngày, lượng 200g/bình 8 lít
- Đối với cây ăn trái: Xoài, Sầu riêng, Cam, Mận, Mãng cầu, Ổi...
- Xoài: Pha 300 - 350g/bình 8 lít phun trước khi cây ra hoa 1 tuần hoặc sau khi cây đậu trái non được 20 - 25 ngày.
- Sầu riêng: Pha 200 - 250g/bình 8 lít phun sau khi cây đậu trái 7 - 8 tuần, có thể phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày.
- Đối cây công nghiệp: Đậu tương, Lạc, Cà phê, Cao su, Mía, Tiêu, Bông...
- Đậu tương, lạc: Pha 50 - 80g/ bình 8 lít nước, phun cho khi cây ra hoa để giảm hiện tượng rụng hoa, tăng khả năng đậu quả, tăng khả năng cố dịnh đạm.
- Cà phê: Pha 100 - 200g/bình 8 lít phun trước khi thu hoạch từ 30 - 35 ngày giúp chín đồng loạt và tăng phẩm chất quả.
- Tiêu, điều: Pha 150 - 200g/bình 8 lít phun sau khi kết trái 20 - 25 ngày.
- Mía: Phun khi cây 6 tháng tuổi, giúp cây tăng khả năng cố định đường, tăng sức đề kháng, giảm sâu đục thân.
- Cây bông: Pha 100 - 150g/bình 8 lít phun khi cây kết trái 20 - 25 ngày, giúp tăng chất lượng bông vải.
- Cây rau màu, hoa kiểng (dưa, đậu, bầu, bí...): Pha 50 - 100g/ bình 8 lít tùy theo mức độ tốt xấu của cây.
Lưu ý: Chú ý :
- Ca(NO3)2 kết tủa mạnh với gốc SO4(2-), PO4(3-), CO3(2-) tránh pha trực tiếp ở nồng độ đậm đặc với các gốc trên.
- Tùy theo mức độ tốt, xấu của cây trồng mà phun ở liều lượng cao hay thấp. Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, không phun khi trên lá còn đọng nhiều nước sau khi mưa. Hạn chế tưới lên lá sau phun thuốc 5 - 7 ngày để tránh rửa trôi.