Chuông bát, Chuông đồng hay Chiêng Đồng là pháp khí không thể thiếu trong lễ nghi Phật Giáo. Với những người học đạo bước đi bước đi trên con đường giải thoát giác ngộ thì tiếng chuông có giá trị thiêng liêng và ý nghĩa sâu sắc.
Đúc chuông đồng là một trong những đại diện tâm linh không thể thiếu trong nhà thờ, chùa, đền… Tiếng chuông chính là sự nhắc nhở về thức tỉnh, răn dạy con người những giá trị đạo đức văn hóa để sống tốt hơn. Tiếng chuông cũng thể hiện cái hồn của ngôi chùa, đền đó. Để có 1 tiếng chuông chất lượng, âm vang thì chuông cần được đúc đảm bảo bởi những cơ sở đúc chuông chùa, nhà thờ uy tín.
1. Chuông tụng kinh là gì?
Chuông tụng kinh là pháp khí được làm từ chất liệu đồng với nhiều kích thước khác nhau. Nó thường được đặt tại vị trí phía bên phải của người chủ lễ. Khi thỉnh chuông gia trì sẽ nghe được tiếng vang ngân vô cùng thanh thoát nhưng không kém phần trầm hùng.
Chuộng thường được sử dụng để làm lễ và tụng niệm. Khi tiếng chuông vang lên thể hiện được hiệu lệnh cần thiết bắt đầu một buổi lễ diễn ra thật nhịp nhàng theo đúng trình tự của các khoa nghi. Khi đó mọi phật tử tham gia vào buổi lễ sẽ được hoà hợp thanh tịnh và tất cả đều hướng tới nhất tâm.
Với những chuông có kích thước lớn thường được đặt tại chùa, chuông có kích thước bé hơn sẽ được lựa chọn đặt tại gia. Mỗi tiếng chuông vang lên như tiếp thêm năng lượng và nguồn sức mạnh vượt trội để khiến cho ma quỷ, tà khí phải tránh xa và giúp con người hướng tới thiện lành. Đặc biệt tại các chùa mỗi khi tiếng chuông gia trì được vàng lên các tăng ni và phật tử sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh, bình yên đến từ tâm hồn của mình.
Những mẫu chuông tụng kinh được làm từ đồng nguyên chất mang màu sắc vòng óng ánh. Đây là màu tượng trưng cho ánh sáng hào quang mà Đức Phật luôn chiếu xuống để soi sáng và chỉ đường cho chúng sanh. Bởi vì chuông được làm từ đồng nên âm thanh của nó sẽ vang xa và thanh thoát hơn theo đúng với ý nghĩa của từ gia trì.
2. Nguồn gốc của chuông tụng kinh
Chuông tụng kinh có nguồn gốc từ rất lâu đời bắt nguồn từ thời Trung Hoa. Có rất nhiều truyền thuyết ghi chép lại nguồn gốc ra đời của chuộng. Chẳng hạn theo ghi chép của Kinh Phật, vào ngày 15/07 là kỳ Mãn Hạ, Chư Tăng tự tứ, khi đó Phật đã bảo thị giả là Ngài A Nan tới đánh kiền chuỳ hay còn gọi là chuông để họp Tăng chúng.
Khi đó A Nan đã tới giảng đường tay đánh kiền chuỳ và nói “Con nay tới đây đánh tín cổ của Như Lai, hễ những ai là đệ tử của Như Lai khi nghe được tiếng chuông này hãy vân tập về đây”. Kể từ đây chuông đã trở thành pháp khí vô cùng quan trọng trong tu viện Phật Giáo.
Chuông đồng Đài Loan:
Nhắc đến Đài Loan thì ai cũng nghĩ ngay đến nơi đây là thủ phủ sản xuất đồ thờ Phật Giáo bậc nhất thế giới. Các sản phẩm chuông mõ Đài Loan, đặc biệt là chuông Đồng Đài Loan là những sản phẩm vừa đảm bảo được tiêu chí âm thanh nghe hay, ngân vang, lại vừa đảm bảo được tiêu chí về thẩm mỹ. Nhược điểm duy nhất của chuông đồng Đài Loan là chi phí thỉnh hơi cao, cao hơn nhiều so với chuông đồng Huế. Tuy nhiên, với sự phát triển về kinh tế như hiện nay thì việc chi phí như vậy không phải là vấn đề đối với nhiều người. Do đó, ngày càng nhiều người lựa chọn chuông Đồng Đài Loan làm chuông tụng kinh.
3. Cách chọn mua chuông tụng kinh chất lượng
Kiểm tra về độ ngân của chuông
Để xác định được chuông có chất lượng hay không bạn nên dựa vào độ ngân của tiếng chuông. Một sản phẩm tốt phải được đúc từ chất liệu đồng nguyên chất, khi gõ sẽ phát ra tiếng chuông ngân vang và trong nhất. Nếu chọn phải chuông tụng kinh kém chất lượng thường tiếng chuông sẽ không trong, nó sẽ khiến cho người tu hành khó được tĩnh tâm.
Ngoài ra tiếng chuông cũng phụ thuộc nhiều vào kích thước của nó. Vì thế bạn nên lưu ý lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với không gian và đảm bảo sự tiện lợi cho quá trình sử dụng.
#khuyenmai #chuong #thocung #phongthuy #dieutam #chieng #mo #sanpham #chuongmo #tungkinh
SĐT: 093 4576 991
Địa chỉ: 133 Ngõ Thổ Quan, p.Thổ Quan, Hà Nội