Canh lá đắng được nhắc đến nhiều trong văn hóa ẩm thực xứ Thanh. Với cách chế biến từ lá đắng và nhiều nguyên liệu đi kèm đa dạng, món ăn để lại nhiều dư vị khi thưởng thức
Lá đắng nấu với lòng lợn là hình thức chế biến quen thuộc nhất để tạo nên món canh lá đắng xứ Thanh nổi tiếng. Với những người sành ăn, ăn quen với vị đắng thì khi ăn chắc chắn cũng có cảm giác “rùng mình”, lạ miệng. Tuy nhiên, càng ăn, món canh này lại tạo nên một vị ngon rất khó quên. Đó là sự hòa quyện của vị béo ngọt của lòng, vị chua của mẻ, vị cay cay của ớt và mùi thơm từ hành sả…
Lá đắng khi chọn lọc cần thái nhỏ, băm nhuyễn. Lòng lợn cũng được sơ chế sạch sẽ và thái thành từng miếng vừa ăn, sau đó tẩm ướp cùng với các nguyên liệu mẻ, sả, tiêu, ớt, mắm tôm… Cho hỗn hợp này đảo đều trên bếp, đến khi chín thì cho nước dùng vào. Khi nước sôi, bạn chỉ cần cho lá đắng vào là hoàn thiện món canh lá đắng Thanh Hóa chuẩn vị.
Canh lá đắng kết hợp với thịt gà, lòng gà rừng cũng rất thơm ngon. Thịt gà khi băm nhỏ sau đó tẩm ướp với mắm tôm mẻ, tiêu, sả, ớt… Bạn nên ướp trong khoảng 15 phút để ngấm gia vị.
Canh lá đắng có tác dụng gì? Bên cạnh công dụng là một loại rau làm nên đặc sản xứ Thanh, lá đắng còn là một loại thảo dược. Công dụng của loại lá này là chống đầy hơi, liên quan đến đường ruột, tiêu mỡ, hỗ trợ giải rượu, bia… Ngoài ra, ở một số địa phương khác, loại lá này còn có tên gọi khác là ngũ gia bì chân chim – sở dĩ có tên gọi như vậy bởi lá có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương tương tự như cây ngũ gia bì.