Bằng Lăng Núi là giống cây bản địa, thường mọc hoang dại thành rừng ở Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Giống Bằng Lăng Núi có những đặc điểm riêng biệt so với những giống Bằng Lăng khác ở đồng bằng. Có rất nhiều người yêu thích loài cây này và thường tìm kiếm Bằng Lăng Rừng để trồng lấy gỗ và làm cảnh.
Cây Bằng Lăng nói chung có tên khoa học là Lagerstroemia speciosa. Nguồn gốc từ Đông Nam Á, Ấn Độ và các nước nhiệt đới khác. Bằng Lăng có nhiều loại như: Bằng Lăng năm mảnh, Bằng Lăng láng, Bằng Lăng ổi, Bằng Lăng núi… Ngoài hoa màu tím, Bằng Lăng còn có những màu khác như màu đậm, lợt trắng, hồng, đỏ… trông rất đẹp.
Bằng Lăng núi là loại cây bản địa, mọc hoang dại trên núi vùng Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Nó có tác dụng lớn trong việc bảo vệ đất núi dốc, chống xói mòn rất tốt. Bên cạnh đó Bằng Lăng rừng giúp duy trì ổn định hệ sinh thái rừng Tây Nguyên.
Trước đây người ta không trồng Bằng Lăng núi nhưng hiện tại nó lại là loại cây được nhiều người yêu thích và mua về trồng. Cá nghệ nhân chơi cây cảnh thường “săn lùng” Bằng Lăng Rừng để đem về làm Bonsai hoặc để ghép gốc Bonsai.
2. Đặc điểm cây Bằng Lăng núi
– Cây Bằng Lăng núi thuộc dạng cây thân gỗ lớn, cây cao, tán rộng từ 2 – 3m, phân thành nhiều tầng tán khác nhau
– Dáng Bằng Lăng núi đẹp, có nhiều cành gần như nằm ngang làm cho tán cây có nhiều tầng, lá lớn màu xanh đậm
– Đây là loại cây dễ trồng và chịu hạn rất tốt, thích hợp trồng ở vùng núi và ở cả đồng bằng, sau khi trồng khoảng 3 – 4 năm thì sẽ nở hoa
– Bằng Lăng núi nở hoa vào tháng 6 tới tháng 7 âm lịch vì thế trái với mùa hoa của loại bằng lăng tím
– Hoa của Bằng Lăng rừng rất khác so với hoa của các loại Bằng Lăng khác: cụm hoa hình tháp ở ngọn các cành, hoa có màu trắng tím nhạt.
Chính vì vẻ đẹp mong manh, dịu dàng như thế nên một số nghệ nhân ví bằng lăng núi là “phong lan” và tạo dáng thành bonsai cây cảnh